Trang chủ / Tin tức / Tin nông nghiệp

Cách làm bẫy bả chua ngọt diệt sâu khoang

Cách làm bẫy bả chua ngọt diệt sâu khoang
Tác giả: Ks.Cận
Ngày đăng: 07/04/2020

Sâu khoang (Prodenia litura) là loại sâu đa thực, gây hại trên nhiều loại cây trồng, đặc biệt là các loại rau màu, trong đó có cây đậu tương vụ đông. Mức độ thiệt hại do sâu khoang gây ra với cây đậu tương vụ đông hàng năm rất lớn, nhiều năm gây thất thu nếu không có các biện pháp phòng trị hữu hiệu và kịp thời.

Mới đây các cán bộ kỹ thuật Chi cục BVTV tỉnh Hà Nam đã nghiên cứu, sáng tạo thành công một loại bẫy bả chua ngọt có tác dụng diệt trừ loại sâu hại nguy hiểm này rất có hiệu quả. Dựa vào đặc tính của con ngài trưởng thành là ưa ăn thêm các loại thức ăn chua ngọt trước khi đẻ trứng, các mồi nhử chua ngọt được trộn thêm thuốc trừ sâu đặc hiệu để dẫn dụ chúng đến ăn bả và tiêu diệt từ khi con trưởng thành chưa kịp đẻ trứng để nở thành sâu non hại cây trồng, bảo vệ được sản phẩm góp phần nâng cao năng suất và mức thu nhập với chi phí rất thấp.

Từ 2007 mô hình sử dụng bẫy bả chua ngọt để phòng trừ sâu khoang hại cây đậu tương đông được áp dụng triển khai thực hiện trên diện rộng tại tất cả các huyện trong tỉnh Hà Nam và nhanh chóng được phổ biến rộng rãi cho nông dân nhiều nơi áp dụng đưa lại hiệu quả cao vì phương pháp đơn giản, dễ làm, ai cũng có thể làm được với nguyên vật liệu rẻ tiền, dễ kiếm tại địa phương.  Xin ghi lại cách làm để bà con các nơi tham khảo:

- Thời điểm đặt bẫy: sâu khoang trưởng thành xuất hiện nhiều nhất kể từ khi cây đậu tương chuẩn bị ra hoa cho đến khi kết thúc ra hoa. Đây là thời kỳ chúng đẻ trứng để nở thành sâu non chỉ sau 3-5 ngày và bắt đầu gây hại nặng nên thời điểm đặt bẫy vào cuối tháng 10, đầu tháng 11 là thích hợp nhất.

- Chuẩn bị dung dịch bẫy bả: Hòa tan 1 kg mật (hoặc rỉ mật) + 4 kg bỗng rượu (có thể thay thế bằng 1 lít dấm ăn) + 1 lít nước sạch + 1 gam thuốc Padan 95SP thành dung dịc 5 lít. Lượng dung dịch trên có thể nhúng được từ 25-30 chiếc bùi nhùi.

- Chuẩn bị bùi nhùi làm mồi nhử: Dùng một đoạn gỗ hoặc cọc tre có chiều dài khoảng 1m, dường kính 2-4cm (một đầu vạt nhọn để cắm sâu xuống đất, đầu kia để buộc bùi nhùi bằng rơm, rạ.

- Cách đặt bẫy: Nhúng bùi nhùi vào dung dịch vừa pha nói trên rồi cắm đều trên ruộng đậu tương (từ 4-5 chiếc/sào Bắc bộ). Khoảng 3-5 ngày nhúng lại bùi nhùi vào dung dịch bả chua ngọt 1 lần. Kinh nghiệm của nhiều người là dùng một nắm giẻ, giấy vụn hoặc rơm vụn nhúng vào dung dịch rồi vạch và cho vào giữa con bùi nhùi làm bằng rạ sẽ hạn chế được sự bốc hơi hoặc bị mưa ướt nên giữ được lâu hơn, tiết kiệm được dung dịch bẫy bả hơn.

Ngoài con trưởng thành của sâu khoang ra còn có một số bướm của các loài khác như sâu cuốn gié, sâu cắn lá ngô cũng vào bẫy rất nhiều nên sử dụng phương pháp bẫy bả chua ngọt này cũng rất hiệu quả.


Có thể bạn quan tâm

Biện pháp kỹ thuật trong canh tác cây ăn quả trong đợt hạn mặn mùa khô Biện pháp kỹ thuật trong canh tác cây ăn quả trong đợt hạn mặn mùa khô

Theo Viện Nghiên cứu cây ăn quả Miền Nam, Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất cây ăn quả lớn nhất cả nước, chiếm khoảng 58% diện tích cây ăn quả toàn miền

04/04/2020
Quy trình chăm sóc bơ Booth Quy trình chăm sóc bơ Booth

Bơ Booth là cây ăn trái mang về nguồn thu nhập ổn định cho người trồng, chỉ cần áp dụng đúng đắn những kỹ thuật chăm sóc cây sẽ cho kết quả tốt.

06/04/2020
Hướng dẫn đặt bẫy bả chua ngọt tiêu diệt sâu keo mùa thu Hướng dẫn đặt bẫy bả chua ngọt tiêu diệt sâu keo mùa thu

Mùi chua ngọt của dung dịch bả hấp dẫn trưởng thành sâu keo mùa thu và các loài thuộc giống Spodoptera (sâu keo) đến ăn thêm trước khi giao phối, đẻ trứng

07/04/2020
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.