Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Bất ngờ rau quả

Bất ngờ rau quả
Ngày đăng: 23/10/2015

Các số liệu thống kê vừa được công bố cho thấy, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 9-2015 đạt 13,8 tỉ đô la Mỹ, tăng 9,7%; còn trong chín tháng đạt 120,2 tỉ đô la Mỹ, tăng 9,2%.

Trong đó, tổng kim ngạch xuất khẩu 11 mặt hàng nông, lâm, thủy sản chủ yếu trong tháng 9 chỉ đạt 2,26 tỉ đô la Mỹ, giảm 4,9%; trong chín tháng cũng chỉ đạt 20,23 tỉ đô la Mỹ, giảm 5,8%.

Có nghĩa là xuất khẩu hàng nông sản giảm đã kéo nhịp độ tăng trưởng xuất khẩu chung giảm xuống.

Ở phía đầu vào của nền kinh tế, tổng kim ngạch nhập khẩu trong tháng 9 đạt hơn 14 tỉ đô la Mỹ, tăng 7,8%; còn trong chín tháng đạt 124,25 tỉ đô la Mỹ, tăng rất mạnh 15,6%; cho nên nhập siêu đã tăng lên hơn 4 tỉ đô la Mỹ, tương ứng với tỷ lệ rất đáng lưu ý là 3,4%.

Trong đó, nhập khẩu 14 mặt hàng nông, lâm nghiệp, thủy sản và vật tư nông nghiệp chủ yếu trong tháng 9 đã đạt 1,54 tỉ đô la Mỹ, tăng rất mạnh 11,4%; cả chín tháng đã đạt 13,2 tỉ đô la Mỹ, tăng 6,5%; cho nên cũng góp phần làm tăng nhịp độ tăng trưởng nhập khẩu nói chung.

Xuất nhập khẩu hàng nông sản diễn biến trái chiều nhau theo hướng tiêu cực như vậy, đương nhiên vai trò giúp nền kinh tế giảm nhập siêu cũng yếu đi rất nhiều.

Các số liệu thống kê cho thấy, xuất siêu hàng nông sản chủ yếu chín tháng đầu năm nay chỉ còn hơn 7 tỉ đô la Mỹ, cho nên tỷ lệ xuất siêu của nhóm hàng này chỉ còn 53,6%, trong khi cặp số liệu này cùng kỳ năm 2014 là 9,1 tỉ đô la Mỹ và 73,6%.

Thế nhưng...

Điểm sáng với thị trường Trung Quốc

Trong bối cảnh bức tranh xuất nhập khẩu chung trở nên tối hơn như vậy, thương mại với Trung Quốc, đặc biệt là thương mại hàng nông sản lại là một điểm sáng.

Trong tương lai gần, tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông sản nói chung và hàng rau, quả nói riêng sang thị trường Trung Quốc chắc chắn vẫn là hướng phát triển đặc biệt quan trọng.

Trước hết, đó là tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trong tháng 9 sang Trung Quốc đạt 1,41 tỉ đô la Mỹ, tăng 12,2%, tức là cao hơn nhiều so với xuất khẩu nói chung, còn trong chín tháng cũng đã đạt 12,44 tỉ đô la Mỹ, tăng 11,6%.

Điều đặc biệt hơn nữa lại là, nhập khẩu hàng hóa nói chung từ Trung Quốc trong tháng 9 chỉ đạt gần 4,2 tỉ đô la Mỹ, tăng rất khiêm tốn 4,8%, cho nên trong chín tháng dừng ở mức 36,72 tỉ đô la Mỹ, tăng 17,7%.
Ở đây, cần lưu ý rằng, nhịp độ tăng trưởng nhập khẩu từ thị trường này vẫn còn cao hơn rất nhiều so với nhịp độ tăng trưởng nhập khẩu từ thị trường thế giới nói chung là vì nhập khẩu đã liên tục tăng đột biến trong quí 1 (30,2-57,7%) và trong quí 2 cũng tăng rất cao (21,2-23,0%).

Như vậy, xét trên tổng thể, đã không xảy ra “cơn lũ” hàng sản xuất ở Trung Quốc tràn vào thị trường nước ta và cũng không có việc hàng hóa sản xuất tại Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này khó khăn hơn.
Đóng góp của ngành nông sản, nhất là rau quả

Tổng kim ngạch xuất khẩu 11 mặt hàng nông, lâm nghiệp và thủy sản chủ yếu (gồm gạo, cà phê, điều nhân, sắn và sản phẩm sắn, cao su, hạt tiêu, chè, rau quả, thủy sản, gỗ và sản phẩm gỗ, sản phẩm mây, tre, cói, thảm) vào thị trường Trung Quốc trong tháng 8 tăng 23,9%, tháng 9 tiếp tục tăng 24,7%, cho nên trong chín tháng đạt 4,32 tỉ đô la Mỹ - tăng rất mạnh 19,4%.

Đây chính là điểm sáng chói trong bối cảnh xuất khẩu của nhóm hàng này ra thị trường thế giới nói chung đã giảm mạnh 4,9% như đã nói ở trên.

Không những vậy, trong nhập khẩu 14 mặt hàng nông, lâm nghiệp, thủy sản và vật tư nông nghiệp chủ yếu từ thị trường Trung Quốc lại diễn biến theo chiều hướng ngược lại.

Đó là, lũy kế nhập khẩu tám tháng chỉ đạt 1,15 tỉ đô la Mỹ, giảm 1,8% và chín tháng cũng chỉ đạt 1,28 tỉ đô la Mỹ, giảm 4,4%.

Chính vì diễn biến hoàn toàn trái chiều nhau như vậy, cho nên xuất siêu hàng nông sản chín tháng đầu năm với thị trường Trung Quốc đã đạt 3,04 tỉ đô la Mỹ, tương ứng với tỷ lệ 237%, trái ngược hoàn toàn với “rổ hàng nhập siêu nói chung” hiện đã đạt mức khổng lồ 24,28 tỉ đô la Mỹ, đạt tỷ lệ tới 195,1%.

Tất cả những điều nói trên có nghĩa là, cho dù còn hạn chế, nhưng không thể phủ nhận vai trò của thương mại nông sản giúp làm giảm nhập siêu từ thị trường Trung Quốc.

Trong đó, có thể khẳng định một cách chắc chắn rằng, nhóm hàng rau quả giữ vai trò động lực tăng trưởng chủ yếu.

Bởi lẽ, trong khi tổng kim ngạch xuất khẩu 11 mặt hàng nông, lâm, thủy sản chủ yếu sang thị trường Trung Quốc chín tháng đầu năm nay tăng được 702 triệu đô la Mỹ thì riêng nhóm hàng rau qua đã tăng 543 triệu đô la Mỹ, chiếm 77,3%.

Hiện tại, thị trường hàng nông sản nói chung và và thị trường rau quả nói riêng của Trung Quốc cũng đủ lớn cho hàng nông sản Việt Nam, chưa tính đến thị trường của 11 nước thành viên TPP.

Số liệu thống kê của Trung tâm Thương mại quốc tế (ITC) cho thấy, tổng kim ngạch nhập khẩu rau, củ, quả của Trung Quốc đã đạt 4,4 tỉ đô la Mỹ và điều cực kỳ quan trọng là trong 10 năm trở lại đây thị trường này có nhịp độ tăng trưởng phi mã tới 21,4%/năm, cao gấp hơn ba lần so với của 11 quốc gia thành viên TPP.

Các số liệu thống kê của Trung Quốc cũng cho thấy, kim ngạch nhập khẩu hàng nông sản nói chung của nước này trong năm 2014 là...

khổng lồ, tới 121,6 tỉ đô la Mỹ, tức là hàng nông sản của Việt Nam chỉ mới chiếm vỏn vẹn 4%.

Do vậy, trong tương lai gần, tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông sản nói chung và hàng rau, quả nói riêng sang thị trường Trung Quốc chắc chắn vẫn là hướng phát triển đặc biệt quan trọng, nhưng đồng thời phải nhanh chóng nâng cao chất lượng để tiếp tục khai thác thị trường này và mở rộng ra thị trường TPP.


Có thể bạn quan tâm

Thận trọng phát triển cây hồ tiêu Thận trọng phát triển cây hồ tiêu

2 năm trở lại đây, giá bán hạt tiêu trên địa bàn huyện Khánh Sơn (Khánh Hòa) tăng cao, hiệu quả kinh tế từ cây hồ tiêu khá lớn, nên diện tích trồng hồ tiêu tăng nhanh.

18/09/2015
Trên 5.000ha lúa trong cánh đồng lớn được bao tiêu sản phẩm Trên 5.000ha lúa trong cánh đồng lớn được bao tiêu sản phẩm

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hậu Giang vừa tổ chức Hội nghị chuẩn bị cho kế hoạch sản xuất vụ lúa Đông xuân 2015 - 2016 với các địa phương, các công ty, doanh nghiệp thu mua, chế biến lương thực trong và ngoài tỉnh.

18/09/2015
Tập huấn về sản xuất chế phẩm nấm Metarhizum sp. ở quy mô nông hộ Tập huấn về sản xuất chế phẩm nấm Metarhizum sp. ở quy mô nông hộ

Ngày 15/9/2015, Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Vĩnh Long phối hợp với Trạm Bảo vệ thực vật huyện Tam Bình tổ chức lớp tập huấn chuyển giao quy trình sản xuất nhanh chế phẩm nấm Metarhizum sp.

18/09/2015
 Măng Bảy Núi vào vụ thu hoạch Măng Bảy Núi vào vụ thu hoạch

Năm nay, nắng nóng kéo dài nên vụ măng Mạnh Tông núi Cấm trễ hơn khoảng 2 tháng so với mọi năm.

18/09/2015
Hội thảo mô hình 3 giống lúa chịu hạn Hội thảo mô hình 3 giống lúa chịu hạn

Ngày 16-9, Viện Bảo vệ thực vật (BVTV), Chi cục BVTV phối hợp tổ chức hội nghị đầu bờ đánh giá mô hình “Đánh giá, tuyển chọn và khảo nghiệm bộ giống lúa chịu hạn thích ứng cho vùng duyên hải miền Trung chịu ảnh hưởng bất lợi của biến đổi khí hậu”.

18/09/2015