Bắt Đầu Thu Mua Tạm Trữ 1 Triệu Tấn Gạo Vụ Đông Xuân 2014-2015
Ngày 1/3, tại thành phố Cần Thơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Hiệp hội Lương thực Việt Nam và các tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long tổ chức Hội nghị triển khai việc mua tạm trữ thóc gạo vụ Đông Xuân 2014-2015 theo Quyết định 241 của Thủ tướng Chính phủ.
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, dự kiến chỉ tiêu phân bổ đối với các tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long cụ thể là thành phố Cần Thơ thu mua tạm trữ hơn 175.000 tấn, Cà Mau 2.400 tấn, Sóc Trăng 26.000 tấn, Hậu Giang 18.000 tấn, Vĩnh Long 28.000 tấn, Kiên Giang 79.000 tấn, Long An là 118.000 tấn, Bến Tre 13.000 tấn, Trà Vinh 13.000 tấn, An Giang 250.000 tấn, Đồng Tháp khoảng 155.000 tấn, Bạc Liêu 8.000 tấn và Tiền Giang khoảng 83.000 tấn.
Thời gian thu mua tạm trữ sẽ được thực hiện từ ngày 1/3 đến hết ngày 15/4/2015. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã chấp thuận 17 ngân hàng thương mại cấp vốn cho vay thu mua tạm trữ thóc, gạo, tăng một ngân hàng so vụ Đông Xuân trước.
Theo đó, việc cho vay được thực hiện theo quy định hiện hành về cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng. Lãi suất cho vay do ngân hàng thương mại và khách hàng thỏa thuận nhưng tối đa không được vượt 7%/ năm.
Thời gian giải ngân cho vay mua tạm trữ thóc gạo từ ngày 1/3-15/4. Thời hạn cho vay mua tạm trữ tối đa là 6 tháng (đến hết ngày 31/8), thời hạn được hỗ trợ lãi suất đối với khoản vay tối đa 4 tháng (đến hết ngày 30/6). Ngân sách Nhà nước hỗ trợ 100% lãi suất tiền vay mua thóc, gạo tạm trữ.
Đây là năm thứ 6 triển khai thu mua tạm trữ thóc, gạo vụ Đông Xuân nhưng là năm đầu tiên được cho là chủ động nhất vì lúa chưa được thu hoạch rộ.
Với sự chủ động của ngành chức năng trong việc sớm thu mua tạm trữ lúa gạo, nhiều đánh giá kỳ vọng giá lúa tại Đồng bằng sông Cửu Long sẽ tăng lên so với thời điểm xuống thấp kỷ lục đầu tháng 2, giá lúa thu mua tại ruộng chỉ đạt 3.400 đồng/kg đến 3.800 đồng/kg.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Vũ Văn Tám cho rằng việc thu mua tạm trữ thóc gạo là giải pháp can thiệp thị trường mà không phải hỗ trợ nông dân. Và tới nay chưa có giải pháp nào tốt hơn giải pháp thu mua tạm trữ khi giá lúa thị trường thấp hơn giá lúa định hướng.
Đây không phải giải pháp can thiệp cục bộ vào địa phương, mà căn cứ vào thương nhân, tổ chức tham gia thu mua tạm trữ lúa gạo để thu mua tạm trữ được hiệu quả, đạt yêu cầu đề ra.
Vụ lúa đông xuân 2014-2015, toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long đạt sản lượng ước đạt hơn 11 triệu tấn, tương đương hơn 4,3 triệu tấn gạo hàng hóa. Dự kiến 4 tháng đầu năm, cả nước sẽ xuất khẩu 1,5 triệu tấn gạo.
Có thể bạn quan tâm
Tỉnh Bạc Liêu hiện có diện tích nuôi tôm gần 130 nghìn ha, lớn thứ hai ở đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL). Sản lượng tôm chất lượng cao của tỉnh đạt hơn 100 nghìn tấn/năm, chiếm gần một phần tư sản lượng tôm chất lượng cao của cả nước. Nuôi tôm đã và đang thật sự là thế mạnh kinh tế của địa phương.
Hơn 3 năm qua, trên địa bàn tỉnh Bến Tre không xảy ra dịch cúm gia cầm. Tuy nhiên đầu năm 2014, dịch bệnh xảy ra và bùng phát mạnh ở huyện Mỏ Cày Nam, đầu tiên là xã Cẩm Sơn sau đó là 3 xã An Thới, Định Thủy và An Định. Vì sao dịch bùng phát trở lại và ngành thú y đã làm gì để khống chế hiệu quả?
Thăm mô hình nuôi bò vỗ béo của gia đình anh Trương Văn Thơ ở tổ dân phố 3, thị trấn Đức Phổ (Đức Phổ), tận mắt chứng kiến sự chăm sóc tận tụy của anh, mới hiểu con bò bây giờ đã thực sự trở thành thứ tài sản quý giá với người nông dân.
Riêng Cần Thơ, An Giang và Ðồng Tháp đạt năng suất từ 6,5 đến 6,7 tấn/ha... Với năng suất này, ước tổng sản lượng cả vụ đạt 9,5 triệu tấn, tăng gần 200 nghìn tấn so vụ trước, góp phần nâng sản lượng lúa đông xuân và hè thu năm 2014.
Cây mía đã và đang đem lại thu nhập ổn định cho nhiều hộ dân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Tuy nhiên, chỉ độc canh cây mía làm cho diện tích trồng mía chưa thực sự phát huy tối đa hiệu quả kinh tế, và việc trồng mía trong thời gian dài đã khiến cho đất trở nên cằn cỗi làm giảm năng suất cũng như chất lượng của cây mía.