Bắp Biến Đổi Gen Đủ Điều Kiện Làm Thực Phẩm Và Thức Ăn Chăn Nuôi Tại Việt Nam

Sau quá trình dài gần 5 năm tiến hành khảo nghiệm các giống bắp biến đổi gen trong môi trường thổ nhưỡng và điều kiện khí hậu tại Việt Nam, thông tin mới nhất từ Bộ NN-PTNT là bộ này vừa chính thức phê duyệt công nhận 4 giống bắp biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm và thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam.
Đây là những giống bắp được cấp phép khảo nghiệm cho 2 công ty gồm Syngenta và Dekalb theo sự giám sát của Viện Di truyền nông nghiệp (Bộ NN-PTNT).
Theo đó, Hội đồng thẩm định an toàn thực phẩm và thức ăn chăn nuôi của Bộ NN-PTNT đã công nhận các sản phẩm biến đổi gen được khảo nghiệm không có bất kỳ ảnh hưởng bất lợi nào đối với con người và vật nuôi. Đây là công bố đầu tiên tại Việt Nam về việc các sản phẩm bắp biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm và thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam.
4 bắp biến đổi gen được công nhận gồm: BT 11 và MIR 162 của Công ty TNHH Syngenta Việt Nam và MON 89034, NK 603 của Công ty TNHH Dekalb Việt Nam. Tuy nhiên, Bộ NN-PTNT cũng cho biết, sau khi được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm và thức ăn chăn nuôi, 4 giống bắp trên sẽ được xem xét và cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học của Bộ TNMT trước khi đưa ra sản xuất trên diện rộng. Hiện Bộ TNMT đang tiếp tục xem xét các giống bắp được công nhận theo hồ sơ do Bộ NN-PTNT chuyển sang.
Có thể bạn quan tâm

Dự án xây dựng mô hình thí điểm liên kết sản xuất và tiêu thụ nhãn được thực hiện tại hợp tác xã (HTX) nhãn Châu Thành (xã An Nhơn, huyện Châu Thành). Dự án này có quy mô trên 100ha (76 hộ dân).

Mô hình nuôi lươn trong bể xi măng đang mang lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình anh Phạm Văn Thức, ấp Liên Lộc, xã Xà Bang (huyện Châu Đức, Bà Rịa - Vũng Tàu). Từ kết quả ban đầu đạt được, anh Thức đang có kế hoạch đầu tư mở rộng tại nhà, đồng thời xin thành lập HTX để huy động nhiều người cùng tham gia.

Theo Trung tâm Khuyến nông Tiền Giang, dự án sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP giai đoạn 2 năm 2013-2014 sẽ được triển khai tại xã Mỹ Tịnh An của huyện Chợ Gạo.

Để bảo vệ tôm, cá an toàn trong mùa lũ ngoài túc trực thường xuyên, ban đêm bà con còn phải đi kiểm tra xung quanh ao nuôi, lồng bè để phát hiện chỗ lưới bị hỏng, kịp thời sửa chữa.

Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam đã nghiên cứu thành công một quy trình xử lý và bảo quản vải thiều tươi lâu hơn. Áp dụng phương pháp này đem lại hiệu quả cao cho người trồng và các nhà kinh doanh.