Bắp Biến Đổi Gen Đủ Điều Kiện Làm Thực Phẩm Và Thức Ăn Chăn Nuôi Tại Việt Nam

Sau quá trình dài gần 5 năm tiến hành khảo nghiệm các giống bắp biến đổi gen trong môi trường thổ nhưỡng và điều kiện khí hậu tại Việt Nam, thông tin mới nhất từ Bộ NN-PTNT là bộ này vừa chính thức phê duyệt công nhận 4 giống bắp biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm và thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam.
Đây là những giống bắp được cấp phép khảo nghiệm cho 2 công ty gồm Syngenta và Dekalb theo sự giám sát của Viện Di truyền nông nghiệp (Bộ NN-PTNT).
Theo đó, Hội đồng thẩm định an toàn thực phẩm và thức ăn chăn nuôi của Bộ NN-PTNT đã công nhận các sản phẩm biến đổi gen được khảo nghiệm không có bất kỳ ảnh hưởng bất lợi nào đối với con người và vật nuôi. Đây là công bố đầu tiên tại Việt Nam về việc các sản phẩm bắp biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm và thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam.
4 bắp biến đổi gen được công nhận gồm: BT 11 và MIR 162 của Công ty TNHH Syngenta Việt Nam và MON 89034, NK 603 của Công ty TNHH Dekalb Việt Nam. Tuy nhiên, Bộ NN-PTNT cũng cho biết, sau khi được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm và thức ăn chăn nuôi, 4 giống bắp trên sẽ được xem xét và cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học của Bộ TNMT trước khi đưa ra sản xuất trên diện rộng. Hiện Bộ TNMT đang tiếp tục xem xét các giống bắp được công nhận theo hồ sơ do Bộ NN-PTNT chuyển sang.
Related news

Trong đó gạo cao cấp XK là 1,331 triệu tấn chiếm 21,08%, gạo cấp trung bình là 2,013 triệu tấn chiếm 31,87%, gạo cấp thấp là 732.000 tấn chiếm 11,58%, gạo thơm các loại là 1,302 triệu tấn chiếm 20,62%, nếp là 637.000 tấn chiếm 10,09%. Theo đó, hợp đồng tập trung 2 triệu tấn (chiếm 31,67%), hợp đồng thương mại 4,316 triệu tấn (chiếm 68,33%).

Theo Cục chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối, tính đến ngày 15/01/2015 toàn bộ các nhà máy đường đã vào sản xuất niên vụ 2014-2015, các nhà máy đã ép được 5.618.900 tấn mía, sản xuất được 505.950 tấn đường. So với cùng kỳ năm trước, lượng mía ép giảm 1.359.100 tấn, lượng đường giảm 97.650 tấn.

Hoa Kỳ vẫn duy trì được vị trí là thị trường nhập khẩu hàng đầu của thủy sản Việt Nam, chiếm 21,82% tổng giá trị xuất khẩu của mặt hàng này. Xuất khẩu thủy sản sang thị trường này trong năm 2014 đạt 1,709 tỷ USD, tăng 17,29% so với năm 2013.

Giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt 859 triệu USD, giảm 11,8%; thuỷ sản ước đạt 412 triệu USD, giảm 25,6%; lâm sản chính ước đạt 520 triệu USD, giảm 8,2% so với cùng kỳ năm trước.

Năm 2014, Trung Quốc tiếp tục là thị trường XK gạo lớn nhất của Việt Nam với 30,16% thị phần. Khối lượng gạo XK sang thị trường này trong năm 2014 đạt 2,018 triệu tấn với giá trị đạt 891 triệu USD, giảm 6,08% về lượng và 1% về giá trị.