Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Báo Vĩnh Long, 21/06/2012

Báo Vĩnh Long, 21/06/2012
Ngày đăng: 23/06/2012

Phân loại để làm tăng giá trị của cây hành.

Anh Phạm Văn Tuấn, cán bộ nông nghiệp thủy lợi xã Tân Bình hướng dẫn chúng tôi đến thăm một số hộ có đời sống khá nhờ vào cây hành tại ấp Tân Phước. Nông dân Ca Văn Được trồng hành trên 20 năm cho biết, gia đình có 3 công đất, mỗi năm anh luân canh cứ một vụ hành - vụ cải, nhằm tránh mầm bệnh lưu truyền. Mỗi công hành anh thu hoạch 30 - 40 tạ/vụ, nếu giá bán như hiện nay là 400.000 đ/tạ thì trừ chi phí anh còn lời khoảng 10 triệu đồng/công. Mức thu nhập này khá ổn định đối với gia đình anh và hàng xóm như các anh Nguyễn Văn Nghĩa, Nguyễn Thành Trung,…

Nhiều bà con nông dân ở Tân Bình cho biết, trồng hành lá cho thu nhập khá và gần như trở thành nghề truyền thống ở địa phương này. Tuy nhiên, trồng hành cũng tốn rất nhiều công sức và tiền vốn đầu tư. Riêng về nhân công, các cô các chị ở đây đều giỏi tay nghề, 4 người trồng từ sáng sớm đến xế trưa là xong 1 công hành. Người giỏi tay nghề, trồng cây hành mau bén rễ và tươi tốt nhanh. Còn việc chăm bón, sử dụng phân, thuốc trừ sâu rầy loại gì, lúc nào, liều lượng bao nhiêu, cánh đàn ông nhiều kinh nghiệm hơn thực hiện mới mang lại hiệu quả. Nếu thiếu kinh nghiệm hoặc rơi vào thời điểm thời tiết bất lợi thì cây hành không nảy nở, không cao hoặc bị cháy đầu lá làm cho năng suất bị sụt giảm đáng kể.

Trồng hành đòi hỏi phải đúng kỹ thuật mới cho năng suất cao.

Đa số bà con ở các ấp Tân Phước, Tân Hiệp, Tân Thới, Long Phước có diện tích đất canh tác không nhiều, trung bình 2 công/hộ. Mỗi vụ trên dưới 3 tháng (cả khâu làm đất) và thu hoạch khoảng 35 tạ/công. Theo kinh nghiệm, cứ một vụ hành thì trồng xen một vụ màu khác như cải bẹ dúng, cải bắp, dưa leo, dưa hấu,… nhằm cắt mầm bệnh và cải tạo đất để có những vụ hành thắng lợi tiếp theo.

Chúng tôi đặt vấn đề, thời gian gần đây, trồng hành trong vụ nghịch lời nhiều, có gia đình nào trồng được hàng chục công? Các “chuyên gia” trồng hành bảo rằng, do đặc điểm Tân Bình đất hẹp người đông, ít ai có nhiều ruộng đất, mà nếu có thì việc trồng và chăm sóc theo quy mô hộ gia đình ở mức một vài công là đủ sức, đảm bảo năng suất và bán được giá, không thể trồng và phó mặc cho trời được. Theo bà con nhận định, vùng chuyên trồng hành lá còn đòi hỏi phải thổ nhưỡng phù hợp và chỉ phù hợp ở phạm vi hẹp của xã Tân Bình và khu vực phụ cận. Cũng do chỉ phát triển được ở phạm vi hẹp, nên loại cây màu này chưa được sự quan tâm đầu tư nghiên cứu của các nhà khoa học, chưa thể có các thiết bị cơ giới ứng dụng cho sản xuất cây hành nói riêng và các cây màu chủ lực khác nói chung.

Anh Phạm Văn Tuấn cũng cho biết, hành lá Tân Bình nhiều năm qua đã góp mặt trên khắp thị trường Vĩnh Long, Cần Thơ, Đồng Tháp và TP Hồ Chí Minh. Cách đây khoảng 2 năm, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Cao Đức Phát đến thăm vùng chuyên trồng hành lá mang lại giá trị kinh tế cao ở Tân Bình đã khen ngợi và đề nghị bà con nông dân ở đây cần phát huy lợi thế vốn có của mình. Nông dân Tân Bình rất mong được các nhà khoa học và quản lý quan tâm tìm nhiều giải pháp nâng cao hơn nữa giá trị cây hành mà tốn ít công sức, giúp cho cơ cấu lao động trong lĩnh vực nông nghiệp ở Tân Bình giảm dần để đạt được tiêu chí xã NTM năm 2015.

Có thể bạn quan tâm

Ngọt Ngào Bưởi Lương Phong Ngọt Ngào Bưởi Lương Phong

Những ngày này, khách hàng tấp nập về xã Lương Phong (Hiệp Hoà- Bắc Giang) thu mua bưởi Diễn đưa đi tiêu thụ khắp nơi trong cả nước. Những trái bưởi vàng tươi, thơm ngát giữa cái rét đậm cuối năm mang lại niềm vui cho người dân nơi đây.

21/11/2013
Đảng Viên Phạm Văn Xô Gương Mẫu Đi Đầu Đảng Viên Phạm Văn Xô Gương Mẫu Đi Đầu

Là đảng viên trẻ, gánh vác trọng trách tuyên truyền, vận động nông dân phát triển kinh tế, anh luôn đi đầu trong phong trào sản xuất, tìm hướng đi mới cho kinh tế của thôn, trong đó phát triển mạnh các loại cây rau màu chế biến xuất khẩu. Cùng đó, anh lãnh đạo nhân dân duy trì sản xuất lạc đông, trực tiếp tổ chức sản xuất, thu mua và bao tiêu sản phẩm.

21/11/2013
Quyết Chí Lập Nghiệp Trên Quê Hương Quyết Chí Lập Nghiệp Trên Quê Hương

Cần cù lao động, không ngừng tìm hiểu đưa vào thị trường những sản phẩm mộc dân dụng mới, Nguyễn Văn Toàn (ảnh), Chủ nhiệm Hợp tác xã (HTX) đồ gỗ mỹ nghệ Toàn Thịnh đã góp phần xây dựng vùng quê Trung Đồng, xã Đức Thắng, huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang) ngày càng trù phú. Anh vinh dự là một trong ba gương mặt trẻ tiêu biểu của tỉnh nhận giải thưởng Lương Định Của năm 2012 do Trung ương Đoàn trao tặng.

21/11/2013
Đồng Tâm Xây Dựng Nông Thôn Mới Đồng Tâm Xây Dựng Nông Thôn Mới

Ngồi trò chuyện cùng tôi, ông Xưởng nguyên là Trưởng phòng Hành chính Nông Trường Yên Thế nhắc tới một câu chuyện gợi lại một thời khốn khó của Nông Trường mà cũng là khó khăn chung của cả đất nước. Nông Trường Yên Thế được thành lập ngày 3-1-1966, với tên gọi ban đầu là Nông Trường Quốc Doanh Yên Thế (tách ra từ Nông Trường Quốc Doanh Bố Hạ). Trải qua bao thăng trầm, tới ngày 6-11-2008 thì Nông Trường giải thể để thành lập xã Đồng Tâm. Để có cái tên Đồng Tâm là cả một sự trăn trở của bao người. Anh Dương Văn Thế, Chủ tịch UBND xã tâm sự cùng tôi: “Đảng ủy bàn bạc tìm được tên rồi còn tranh thủ xin ý kiến của các đảng viên lão thành, những cán bộ chủ chốt của Nông Trường nay đã về hưu.” Mọi người thống nhất với tên mới Đồng Tâm. Một cái tên gợi lên bao điều: Là ý chí quyết tâm của Đảng bộ với 200 đảng viên; là sự đồng lòng chung sức của cả một xã mới với 788 hộ và 2.651 nhân khẩu.

21/11/2013
Phụ Nữ Làm Kinh Tế Giỏi Phụ Nữ Làm Kinh Tế Giỏi

Cùng với việc xây dựng ổn định đời sống văn hóa, chị em phụ nữ ngày càng khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của mình trong các phong trào ở địa phương nhất là phong trào thi đua phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho gia đình. Một trong những tấm gương đó là chị Nguyễn Thị Huấn - Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ tổ dân phố Vĩnh Ninh 2, phường Hoàng Văn Thụ, thành phố Bắc Giang Chị Nguyễn Thị Huấn bắt đầu chuyển đổi từ nghề nông sang nghề trồng hoa, trồng đào từ năm 2005. Được biết, trước kia kinh tế gia đình chị gặp rất nhiều khó khăn, chủ yếu chỉ trông chờ vào mấy sào ruộng. Sau khi Thành phố mở rộng thu hồi đất, gia đình chị bắt đầu đi thuê đất làm kinh tế gia đình, và chuyển sang trồng đào, trồng hoa mỗi năm thu được gần trăm triệu đồng.

21/11/2013