Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Bảo Vệ Môi Trường Trong Nuôi Tôm Nước Lợ Người Nuôi Chưa Quan Tâm

Bảo Vệ Môi Trường Trong Nuôi Tôm Nước Lợ Người Nuôi Chưa Quan Tâm
Ngày đăng: 13/05/2013

Bất cập lớn nhất của nghề nuôi tôm nước lợ tại Quảng Nam là tác động xấu đến môi trường, tuy nhiên rất khó để giải quyết vấn đề này.

Không thực hiện cam kết

Theo thống kê của Chi cục Nuôi trồng thủy sản Quảng Nam, đến thời điểm này toàn tỉnh đã có 103/2.200 ha tôm nuôi bị chết. Các mẫu xét nghiệm cho thấy tôm nuôi bị chết do những tác động xấu của môi trường nước. Đây cũng là nguyên nhân chủ yếu khiến tình trạng dịch bệnh trên tôm nuôi xảy ra thường xuyên trong nhiều năm qua, tuy nhiên hiện nhiều hộ dân trên địa bàn tỉnh vẫn chưa thật sự chú trọng đầu tư hệ thống xử lý nguồn nước bài bản nên đã “góp phần” tác động xấu đến môi trường nước tại khu vực.

Thăng Bình và Núi Thành là hai địa phương “điển hình” trong việc có nhiều ao nuôi gây tác động xấu đến môi trường xung quanh. Đã có nhiều hội thảo, hội nghị về tính bền vững của nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát tại các địa phương này nhưng rồi mọi chuyện đều đâu vào đó. Việc sản xuất theo kiểu “ăn xổi ở thì” vẫn cứ tiếp diễn, bỏ mặc những tác động xấu đến môi trường xung quanh. Tại cuộc họp nghe báo cáo về tình hình nuôi tôm trên cát tại các địa phương ven biển, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Ngọc Quang đã đồng ý cho tiếp tục gia hạn thời gian nuôi tôm trên cát ở những diện tích đã có thuộc hai huyện Thăng Bình và Núi Thành.

Điều kiện nuôi kèm theo là nông dân phải cam kết thực hiện đầy đủ những quy định về môi trường. Nguồn nước thải trong quá trình nuôi tôm phải được xử lý bảo đảm đủ tiêu chuẩn. Cùng với đó, các huyện ven biển phải tổ chức họp các cơ sở, hộ dân có nuôi tôm trên cát trong vùng để hướng dẫn, thực hiện cam kết bảo vệ môi trường. Việc thống nhất các phương án xử lý nước thải cũng đã được đặt ra với hạn định thực hiện rõ ràng. Tuy nhiên, hiện nay nhiều chủ hồ nuôi vẫn không thực hiện cam kết. Tình trạng ô nhiễm môi trường tại các khu vực nuôi này vẫn tiếp diễn một phần là do phần đông các chủ cơ sở là người địa phương khác đến thuê đất để nuôi tôm nên không chú trọng đến việc bảo vệ môi trường. Điều đáng nói hơn, việc quản lý nuôi tôm trên cát tại các xã ven biển vẫn còn lơ là. Nhiều địa phương đã làm ngơ với cách sản xuất manh mún, tác động xấu đến nguồn nước và môi trường.

Người nuôi chưa mặn mà

Chi cục Nuôi trồng thủy sản Quảng Nam cho biết, để tránh những tác động xấu đến môi trường trong việc nuôi trồng thủy sản nói chung, trong nuôi tôm nước lợ nói riêng, hằng năm ngành chức năng đều ban hành hướng dẫn quản lý môi trường đến các địa phương trên toàn tỉnh. Cùng với đó, dựa vào quy định về các chất cấm sử dụng, đơn vị cũng tiến hành các cuộc thanh tra, kiểm tra các cơ sở kinh doanh thức ăn, hóa chất, kháng sinh… dùng trong nuôi trồng thủy sản. Ngoài ra, mỗi tháng 2 lần, chi cục đều gửi thông báo kết quả phân tích các chỉ tiêu môi trường nước tại các khu vực sông nước lợ, nước ao nuôi và kiểm tra bệnh trên tôm nuôi đến các địa phương. Điều đáng nói, người dân vẫn chưa mặn mà với những khuyến cáo mà ngành chức năng đưa ra.

Theo Chi cục Nuôi trồng thủy sản Quảng Nam, để nuôi tôm nước lợ an toàn, không ảnh hưởng xấu đến môi trường xung quanh thì phải đầu tư, kiện toàn hệ thống ao nuôi theo các quy chuẩn khoa học của ngành. Tuy nhiên, rất khó làm được điều này. Thứ nhất là khi xây dựng công trình ao chứa lắng và ao xử lý nước thải phải tốn nhiều diện tích sản xuất. Trong khi đó không ai muốn “chia nhỏ” quỹ đất không nhiều của mình. Thứ hai là phải đầu tư số tiền tương đối lớn, trong khi đó nghề nuôi tôm trong những năm qua cho hiệu quả sản xuất thấp nên nhiều hộ nuôi không đủ khả năng tài chính.

Ngoài ra, hiện người dân vẫn còn mang tâm lý sản xuất được vụ nào hay vụ ấy, thả tôm theo kiểu may rủi, đánh bạc với trời nên không chú trọng đến việc đầu tư các công trình đảm bảo môi trường. Hướng đến tính ổn định trong sản xuất, vừa qua, Chi cục Nuôi trồng thủy sản Quảng Nam đã phối hợp với 2 hộ dân là ông Nguyễn Văn Thọ và Nguyễn Văn Tuấn (thôn Phước An, xã Bình Hải, Thăng Bình) đầu tư xây dựng 2 công trình xử lý nước thải. Ông Nguyễn Hữu Trường, Phó Trưởng phòng Kỹ thuật - nghiệp vụ (Chi cục Nuôi trồng thủy sản Quảng Nam) cho rằng rất khó áp dụng và nhân rộng mô hình này khi các hộ nuôi ít mặn mà hợp tác.

Khó xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học cho các cụm ao nuôi

Theo ngành chức năng, xung quanh việc xử lý nước thải trong nuôi tôm nước lợ có nhiều phương pháp hóa học, lý học, sinh học đã được áp dụng. Do khối lượng nước thải, chất thải tạo ra trong quá trình nuôi lớn mà thành phần chiếm tỷ lệ nhiều nhất là các chất hữu cơ hòa tan nên xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học với các chế phẩm vi sinh đang dần được áp dụng tại Quảng Nam. Ưu điểm của cách xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học là ít chi phí hơn các phương pháp khác.

Cơ sở của phương pháp này dựa trên sự hoạt động của các vi sinh vật có lợi như Bacillus, Nitrosomonas, Nitrosobacter… để phân hủy các chất hữu cơ hòa tan trong nước như protein, lipid, glucid và một số chất vô cơ khác như sunfit, amonnia. Cơ chế hoạt động của phương pháp này là kiểm soát sự phát triển quá mức của vi sinh vật gây bệnh do cơ chế cạnh tranh nguồn dinh dưỡng, giữ cho môi trường luôn ở trạng thái cân bằng sinh học. Tuy nhiên, cái khó lớn nhất của việc sử dụng phương pháp này là chỉ áp dụng cho các ao nuôi cỡ nhỏ của một hộ riêng lẻ chứ không thể áp dụng cho từng cụm ao nuôi.


Có thể bạn quan tâm

Tình Hình Dịch Bệnh Trên Tôm Nuôi 10 Tháng Đầu Năm 2013 Tình Hình Dịch Bệnh Trên Tôm Nuôi 10 Tháng Đầu Năm 2013

Từ giữa tháng 8/2013, Tổng cục Thủy sản đã yêu cầu kiểm tra công tác phòng chống dịch bệnh thủy sản tại 14 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung Ương (TW), đến đầu tháng 10, kết quả kiểm tra cho thấy tình hình dịch bệnh trên các đối tượng thủy sản quan trọng, đặc biệt là tôm nuôi nước lợ tuy có giảm so với cùng kỳ năm 2012, nhưng vẫn còn xảy ra trên diện rộng, gây thiệt hại ở nhiều địa phương.

16/11/2013
Nuôi Cá Tầm Ở Đa Mi Nuôi Cá Tầm Ở Đa Mi

Nhà máy thủy điện Hàm Thuận – Đa Mi nằm trên lưu vực sông La Ngà thuộc sông Đồng Nai là sự kết nối giữa 2 nhà máy Hàm Thuận và Đa Mi cách nhau khoảng 10km, trên địa bàn 2 tỉnh Lâm Đồng và Bình Thuận với diện tích mặt thoáng khoảng 25,2 km2. Nhà máy thủy điện Hàm Thuận gồm 2 tổ máy với công suất 300MW. Nhà máy thủy điện Đa Mi gồm 2 tổ máy với công suất là 175MW.

16/11/2013
Triển Khai Công Tác Phòng Chống Dịch Bệnh Cho Vụ Nuôi Mới Triển Khai Công Tác Phòng Chống Dịch Bệnh Cho Vụ Nuôi Mới

Trong năm 2013, nghề nuôi tôm của Việt Nam tiếp tục phải đối mặt với nhiều loại dịch bệnh, như: bệnh hoại tử gan tụy cấp, bệnh đốm trắng, bệnh đầu vàng, bệnh hoại tử dưới vỏ và cơ quan tạo máu… Tuy nhiên, nhờ những chỉ đạo đúng đắn, kịp thời trong việc hướng dẫn sản xuất và phòng chống dịch bệnh, cùng với những nỗ lực của các cơ sở nuôi trồng thủy sản, dịch bệnh trên tôm đã giảm. Giá tôm tăng đã giúp người nuôi tôm có lãi. Nuôi trồng thủy sản nói chung và nuôi tôm nói riêng đang phát triển theo chiều hướng tích cực.

16/11/2013
Nuôi Bò Sữa Mang Lại Hiệu Quả Kinh Tế Cao Nuôi Bò Sữa Mang Lại Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Sau nhiều năm làm ruộng, chuyển đổi một số cây trồng không hiệu quả, anh Phạm Văn Muôn (nông dân khóm Bình Đức 2, phường Bình Đức, TP. Long Xuyên, An Giang) mạnh dạn đầu tư nuôi bò sữa, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao.

16/11/2013
Đích Đến Còn Xa Đích Đến Còn Xa

Hiện nay, trong khi các hộ chăn nuôi lợn, gà đang gặp khó khăn về đầu ra của sản phẩm và chịu nhiều rủi ro vì giá thất thường thì các hộ chăn nuôi bò nói chung và nuôi bò thịt nói riêng lại đang có lãi. Đặc biệt, từ năm 2012, thành phố triển khai dự án chăn nuôi bò BBB ở các huyện ngoại thành Hà Nội đang mở ra hướng làm giàu cho người nông dân.

16/11/2013
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.