Bảo vệ cây trồng khi mưa lớn

Công văn nêu, trước diễn biến phức tạp của bão, không thể loại trừ khả năng gây mưa lớn; nhất là khu vực các tỉnh Đông Bắc và đồng bằng sông Hồng, lượng mưa có thể lên tới vài trăm mm.
Cục Trồng trọt đề nghị Sở NN-PTNT các tỉnh, thành phố phía Bắc tập trung chỉ đạo:
1. Tuyên truyền, vận động nông dân tận dụng các phương tiện cơ giới, lao động thủ công khẩn trương thu hoạch nhanh, gọn diện tích lúa đã chín, đặc biệt ưu tiên thu hoạch trước lúa vùng có nguy cơ bị ngập úng, gây thiệt hại cao với phương châm “xanh nhà hơn già đồng”.
2. Khơi thông dòng chảy, tiêu cạn nước đệm trên mặt ruộng và hệ thống kênh mương đề phòng mưa lớn gây ngập úng lúa chưa thu hoạch cũng như diện tích cây vụ đông đã được gieo trồng.
3. Chuẩn bị mọi phương tiện máy bơm điện, bơm dầu kết hợp với biện pháp thủy lực, tiêu tự chảy qua các cống. Chủ động lên kế hoạch tiêu úng, cứu lúa, rau màu, khoanh vùng ưu tiên bơm tiêu nhanh cho những diện tích bị ngập nặng.
4. Rà soát và điều chỉnh kế hoạch SX cây vụ đông; bảo vệ giống cây trồng đã gieo, chuẩn bị sẵn sàng nguồn lực như phân bón, giống; vật tư bổ sung để kịp thời gieo trồng đảm bảo thời vụ nhóm cây vụ đông ưa ấm.
5. Giao các đơn vị trong ngành phối hợp với Đài phát thanh -truyền hình địa phương thông tin rộng rãi và kịp thời, tranh thủ bão chưa ảnh hưởng lớn để thu hoạch lúa mùa, phổ biến tiến bộ kỹ thuật mới, hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, khắc phục thiệt hại do mưa bão đối với lúa bị đổ, cây vụ đông đã gieo trồng.
Có thể bạn quan tâm

Chị Lê Thị Hân, ở ấp 1, xã Vĩnh Thuận Tây (Vị Thủy, Hậu Giang) nuôi cá rô đầu vuông gần 10 năm cho biết: “Những năm trước đây, tôi nuôi 8 ao cá với diện tích trên 10.000 m2 mặt nước, thu hoạch gần 100 tấn, nhưng nay vì thua lỗ nên chỉ nuôi 2 ao, với sản lượng thu hoạch khoảng 30 tấn”.

Khoảng 5 năm trở lại đây, việc chăn nuôi bò ở xã Văn Luông, huyện Tân Sơn (Phú Thọ) có bước phát triển nhảy vọt, nhất là số lượng bò lai Sind. Từ năm 2009 trở về trước, tổng đàn bò của xã hàng năm chỉ ở mức trên dưới 300 con, chủ yếu là giống bò vàng, thấp bé, lượng thịt ít.

Thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, những năm gần đây, người dân tỉnh Quảng Bình đã từng bước chuyển đổi từ sản xuất nông nghiệp độc canh cây lúa sang trồng các loại cây màu phù hợp với điều kiện thời tiết, thổ nhưỡng, qua đó, nâng cao hiệu quả, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống của người dân.

Trước kia đàn bò ở đây chủ yếu là giống bò cỏ, nuôi chậm lớn nên xuất bán lãi không cao. Từ năm 1995 An Phú đẩy mạnh chương trình sind hóa đàn bò. Đến nay tổng đàn bò của xã trên 2.100 con, trong đó bò lai sind chiếm hơn 85%.

Thường cua giống được nông dân thả sau tôm từ 1 - 2 tháng và tận dụng chính môi trường nước của con tôm nên không tốn gì thêm, ngoài tiền mua con giống.