Bao Trái Ổi Bằng Túi Nylon Để Chống Sâu Bệnh
Việc dùng bao túi nylon, bao giấy hay bao chuyên dùng để bao trái cây, phòng ngừa sâu bệnh gây hại đã được một số nước trong khu vực áp dụng từ lâu và thu được kết quả tốt; không những hạn chế được một số loại sâu bệnh chuyên hại trái mà còn làm cho vỏ trái sáng, đẹp, hấp dẫn người tiêu dùng.
Với cây ổi, các nhà khoa học khu vực ĐBSCL cũng đã tiến hành một số thí nghiệm. Kết quả cho thấy, những lô trái được bao bằng túi nylon mặc dù không phải phun thuốc trừ sâu, nhưng số trái bị hại ít hơn 2,5 - 4 lần so với lô không bao trái nhưng sử dụng thuốc trừ sâu bình thường. Năng suất ở lô có bao trái cũng tăng gấp 3-4 lần. Những trái được bao ít bị sâu bệnh xâm nhập gây hại nên vỏ trái sáng và bóng, bán được giá cao hơn.
Về cách làm, các bạn có thể tiến hành như sau:
Dùng bao nylon có kích thước 15 x 20 cm, lấy cây nhang đang cháy đục mỗi bao 10-15 lỗ nhỏ (nên xếp bao lại thành một lớp dày để chỉ cần đục một lần sẽ được nhiều bao). Chờ khi ổi đậu trái được 15-20 ngày (trái lớn cỡ ngón tay cái), tiến hành phun xịt một đợt thuốc trừ sâu, chờ 3-5 ngày sau thì bao trái, bằng cách cho trái vào trong bao rồi lấy dây buộc túm miệng bao lại. Nhớ đục một số lỗ ở phía dưới sát đáy bao, để nước không bị đọng trong bao mỗi khi có mưa hoặc tưới nước
Có thể bạn quan tâm
Mùa này ngoài chợ đang bày bán rất nhiều ổi lê xuất xứ từ Hưng Yên nhưng cũng có cả loại ổi lê xứ từ Trung Quốc. Vậy làm thế nào để nhận biết được giống ổi lê
Ổi là cây ăn quả ngắn hạn được phát triển rộng khắp trên nhiều vùng sinh thái cả nước vì kỹ thuật không mấy khắt khe nhưng lại cho hiệu quả kinh tế khá cao.
Giống ổi trân châu Đài Loan về trồng tại huyện Xuân Lộc mỗi năm đem lại thu nhập cho gia đình ông hàng trăm triệu đồng...
Những năm gần đây, nhiều nhà vườn đã chuyển sang trồng ổi. Bọ xít muỗi là một trong những đối tượng gây hại ổi nguy hiểm.
Với nhiều năm chỉ đạo kĩ thuật cho nông dân tại Hải Dương, tôi xin đưa ra một số kinh nghiệm cần lưu ý khi phát triển cây trồng này như sau: