Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Bảo tồn nguồn gen cây mè đen 2 vỏ Bình Thuận

Bảo tồn nguồn gen cây mè đen 2 vỏ Bình Thuận
Ngày đăng: 10/08/2015

Quá trình nghiên cứu bảo tồn, tư liệu hóa và đánh giá sơ bộ nguồn gen cây mè đen 2 vỏ trên địa bàn tỉnh Bình Thuận được lên kế hoạch thực hiện từ tháng 7/2015  đến  tháng  6/2018. Dự kiến kinh phí thực hiện 980 triệu đồng từ ngân sách sự nghiệp khoa học và công nghệ của tỉnh. Đề tài do chị Đặng Thị Ái Trinh- Kỹ sư Công nghệ Sinh học thuộc Trung tâm Thông tin và Ứng dụng tiến bộ Khoa học Công nghệ Bình Thuận làm chủ nhiệm. Được biết, việc bảo tồn nguồn gen mè đen 2 vỏ nhằm phục vụ cho công tác lai tạo giống; duy trì và phát triển bền vững giống mè đen 2 vỏ đặc hữu của địa phương, góp phần tăng thêm giá trị kinh tế và sử dụng giống mè trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh.

Tại Bình Thuận, mè là một cây trồng truyền thống. Tuy nhiên, do chưa được quan tâm đúng mức nên cây mè thường được canh tác ở những diện tích đất cằn cỗi, nghèo dinh dưỡng và chưa được chú ý chăm sóc, bón phân theo đúng nhu cầu của cây. Vì thế, cây cho năng suất không cao, hiệu quả kinh tế không lớn dẫn đến diện tích cây trồng này ít được mở rộng. Trên địa bàn tỉnh, hiện có giống mè đen 2 vỏ truyền thống và đã trở thành một thương hiệu có uy tín của Bình Thuận. Bởi giống mè đen 2 vỏ của địa phương có đặc tính chống chịu sâu bệnh tốt, hàm lượng dầu cao, dễ tiêu thụ. Vì vậy việc triển khai nhiệm vụ bảo tồn nguồn gen mè đen 2 vỏ trên địa bàn tỉnh là công việc có tính cấp bách trước mắt và lâu dài của địa phương. Qua đó, phục vụ cho công tác chọn tạo giống và xây dựng quy trình thâm canh cây mè nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của cây mè trong cơ cấu cây trồng của tỉnh.

Theo chị Đặng Thị Ái Trinh, đề án gồm 6 nội dung dự kiến triển khai. Trong đó, có việc chuyển giao 5 quy trình công nghệ bảo tồn gen cây mè đen 2 vỏ; đánh giá và tư liệu hóa nguồn gen cây mè đen 2 vỏ Bình Thuận; xây dựng mô hình bảo tồn cây mè đen 2 vỏ Bình Thuận bằng phương pháp in vitro tại Trung tâm Thông tin và Ứng dụng tiến bộ KHCN; xây dựng 1 mô hình bảo tồn cây mè đen 2 vỏ Bình Thuận tại đồng ruộng ở 2 huyện Bắc Bình và Hàm Thuận Bắc với tổng quy mô 2 ha và hội thảo đầu bờ tại mô hình bảo tồn cây mè đen 2 vỏ Bình Thuận tại đồng ruộng.

Sau khi hoàn thành đề án, trung tâm sẽ là tổ chức bảo tồn và lưu giữ nguồn gen cây mè đen 2 vỏ của tỉnh; trở thành nguồn nguyên liệu phục vụ cho công tác tạo các giống mè mới.  Sản phẩm cây mè đen 2 vỏ in vitro là nguồn di truyền cung cấp cho các nhà tạo giống khi có nhu cầu sử dụng để cải tiến nguồn gen. Bảo tồn được nguồn gen mè đen 2 vỏ của địa phương sẽ đảm bảo phát triển bền vững giống mè đặc trưng của tỉnh, diện tích trồng mè được mở rộng. Sản phẩm cây mè đen 2 vỏ in vitro là cây đầu dòng ổn định về di truyền để trung tâm tiến hành sản xuất hạt giống mè đen 2 vỏ thương mại hóa, cung cấp cho thị trường khi có nhu cầu với chất lượng và giá thành tốt nhất.


Có thể bạn quan tâm

Tập trung chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh hại lúa Tập trung chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh hại lúa

Vụ Xuân năm nay, toàn tỉnh gieo cấy đạt 9.570 ha diện tích lúa, trong đó diện tích lúa nhiều nhất là huyện Bắc Quang, Quang Bình, Vị Xuyên, Xín Mần. Nhìn chung hầu hết diện tích lúa đều sinh trưởng và phát triển tốt.

12/05/2015
Bắc Mê phát huy hiệu quả các công trình thủy lợi Bắc Mê phát huy hiệu quả các công trình thủy lợi

“Nhất nước, nhì phân...”, xác định vai trò quan trọng của việc cung cấp nguồn nước để chủ động sản xuất mùa vụ; những năm qua, huyện Bắc Mê đã tăng cường công tác quản lý, vận hành và bảo dưỡng các công trình thủy lợi (CTTL) sau đầu tư; đảm bảo sản xuất đúng thời vụ, chống hạn và tăng năng suất cho cây trồng.

12/05/2015
Chú trọng vai trò các HTX sản xuất nông, lâm nghiệp ở Quang Bình Chú trọng vai trò các HTX sản xuất nông, lâm nghiệp ở Quang Bình

Trong sản xuất nông, lâm nghiệp ở huyện Quang Bình; kinh tế tập thể và nòng cốt là các hợp tác xã (HTX) đóng vai trò hết sức quan trọng, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của nhân dân. Hiện, cấp ủy, chính quyền huyện đang tích cực vận dụng các chính sách để hỗ trợ khuyến khích phát triển, mở rộng sản xuất của các HTX sao có thể khai thác được nhiều tiềm năng, thế mạnh, góp phần vào phát triển KT – XH, XĐGN, ở địa phương.

12/05/2015
Nhiều khả năng thiếu nguồn cung cho xuất khẩu thủy sản Nhiều khả năng thiếu nguồn cung cho xuất khẩu thủy sản

Hiện nay diện tích thả nuôi các mặt hàng thủy sản đang có dấu hiệu giảm sút, đặc biệt là đối với mặt hàng tôm.

12/05/2015
Bán 15 tấn hải sản, chỉ được trả tiền 10 tấn Bán 15 tấn hải sản, chỉ được trả tiền 10 tấn

Đó là lời khẳng định của ông Nguyễn Quốc Chinh - Chủ tịch Nghiệp đoàn nghề cá xã An Hải (Lý Sơn - Quảng Ngãi) về tình trạng ngư dân bị “đầu nậu” ép giá, “trừ hao” trọng lượng. Nguyên nhân chính yếu là do Lý Sơn chưa phát triển được dịch vụ hậu cần nghề cá, chưa có doanh nghiệp nào uy tín đứng ra thu mua hải sản cho ngư dân.

12/05/2015