Bảo tồn nguồn gen cây mè đen 2 vỏ Bình Thuận
Quá trình nghiên cứu bảo tồn, tư liệu hóa và đánh giá sơ bộ nguồn gen cây mè đen 2 vỏ trên địa bàn tỉnh Bình Thuận được lên kế hoạch thực hiện từ tháng 7/2015 đến tháng 6/2018. Dự kiến kinh phí thực hiện 980 triệu đồng từ ngân sách sự nghiệp khoa học và công nghệ của tỉnh. Đề tài do chị Đặng Thị Ái Trinh- Kỹ sư Công nghệ Sinh học thuộc Trung tâm Thông tin và Ứng dụng tiến bộ Khoa học Công nghệ Bình Thuận làm chủ nhiệm. Được biết, việc bảo tồn nguồn gen mè đen 2 vỏ nhằm phục vụ cho công tác lai tạo giống; duy trì và phát triển bền vững giống mè đen 2 vỏ đặc hữu của địa phương, góp phần tăng thêm giá trị kinh tế và sử dụng giống mè trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh.
Tại Bình Thuận, mè là một cây trồng truyền thống. Tuy nhiên, do chưa được quan tâm đúng mức nên cây mè thường được canh tác ở những diện tích đất cằn cỗi, nghèo dinh dưỡng và chưa được chú ý chăm sóc, bón phân theo đúng nhu cầu của cây. Vì thế, cây cho năng suất không cao, hiệu quả kinh tế không lớn dẫn đến diện tích cây trồng này ít được mở rộng. Trên địa bàn tỉnh, hiện có giống mè đen 2 vỏ truyền thống và đã trở thành một thương hiệu có uy tín của Bình Thuận. Bởi giống mè đen 2 vỏ của địa phương có đặc tính chống chịu sâu bệnh tốt, hàm lượng dầu cao, dễ tiêu thụ. Vì vậy việc triển khai nhiệm vụ bảo tồn nguồn gen mè đen 2 vỏ trên địa bàn tỉnh là công việc có tính cấp bách trước mắt và lâu dài của địa phương. Qua đó, phục vụ cho công tác chọn tạo giống và xây dựng quy trình thâm canh cây mè nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của cây mè trong cơ cấu cây trồng của tỉnh.
Theo chị Đặng Thị Ái Trinh, đề án gồm 6 nội dung dự kiến triển khai. Trong đó, có việc chuyển giao 5 quy trình công nghệ bảo tồn gen cây mè đen 2 vỏ; đánh giá và tư liệu hóa nguồn gen cây mè đen 2 vỏ Bình Thuận; xây dựng mô hình bảo tồn cây mè đen 2 vỏ Bình Thuận bằng phương pháp in vitro tại Trung tâm Thông tin và Ứng dụng tiến bộ KHCN; xây dựng 1 mô hình bảo tồn cây mè đen 2 vỏ Bình Thuận tại đồng ruộng ở 2 huyện Bắc Bình và Hàm Thuận Bắc với tổng quy mô 2 ha và hội thảo đầu bờ tại mô hình bảo tồn cây mè đen 2 vỏ Bình Thuận tại đồng ruộng.
Sau khi hoàn thành đề án, trung tâm sẽ là tổ chức bảo tồn và lưu giữ nguồn gen cây mè đen 2 vỏ của tỉnh; trở thành nguồn nguyên liệu phục vụ cho công tác tạo các giống mè mới. Sản phẩm cây mè đen 2 vỏ in vitro là nguồn di truyền cung cấp cho các nhà tạo giống khi có nhu cầu sử dụng để cải tiến nguồn gen. Bảo tồn được nguồn gen mè đen 2 vỏ của địa phương sẽ đảm bảo phát triển bền vững giống mè đặc trưng của tỉnh, diện tích trồng mè được mở rộng. Sản phẩm cây mè đen 2 vỏ in vitro là cây đầu dòng ổn định về di truyền để trung tâm tiến hành sản xuất hạt giống mè đen 2 vỏ thương mại hóa, cung cấp cho thị trường khi có nhu cầu với chất lượng và giá thành tốt nhất.
Related news
Dù mới được thành lập và đi vào hoạt động được gần 2 năm nhưng mô hình Câu lạc bộ (CLB) giống cây trồng tại xã Bình Thạnh, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp đã mang lại hiệu quả thiết thực trong việc hỗ trợ giống, kinh nghiệm sản xuất cho nông dân trong xã. CLB cũng góp phần phát triển kinh tế và nâng cao đời sống hội viên nông dân trên địa bàn.
Liên tiếp những vụ mùa cà chua gần đây người dân tại các huyện Đơn Dương, Đức Trọng (tỉnh Lâm Đồng) lâm vào cảnh khó khăn khi giá cà chua xuống thấp, giá cả bấp bênh khiến nhiều nhà vườn phải mang cà chua đi đổ bỏ.
Đại diện Bộ Công Thương và các doanh nghiệp Việt Nam đã giới thiệu và cung cấp thông tin về tiềm năng của Việt Nam về mặt hàng nông sản và thủy sản. Các cơ quan chức năng từ phía Singapore đã thông tin về nhu cầu của thị trường Singapo và trao đổi khả năng nhập khẩu các mặt hàng nảy từ Việt Nam.
Hỏi về bí quyết trồng chanh đạt hiệu quả, Được vui vẻ chia sẻ: “Cây chanh bông tím trồng rất dễ, ít tốn chi phí, cho trái quanh năm. Chủ yếu người trồng chịu khó bón phân, tưới nước vào mùa nắng và chú ý phòng trị các bệnh thông thường như rệp sáp, đốm trái…”.
Chuyện nhà vườn bị sự cố chập điện trong quá trình chong điện thanh long gây chết người đã không còn mới. Chuyện vất vả nhọc nhằn trong kéo dây tưới tiêu; thức khuya, dậy sớm để canh tắt điện chong nhằm giảm bớt điện năng tiêu thụ... ai cũng ít nhiều hình dung.