Báo động kiểm soát tồn dư hóa chất kháng sinh nuôi trồng thủy sản
40 lô hàng bị phát hiện vi phạm có tồn dư hóa chất trong tổng số 181 lô bị cảnh báo ATTP của năm 2015, gấp gần 3 lần số liệu năm 2014.
Đó là lý do khiến Việt Nam đang đứng trước nguy cơ bị tạm ngừng xuất khẩu tại các thị trường trọng điểm.
Nguyên nhân gây tồn dư hóa chất chủ yếu đến từ quy trình nuôi trồng khi các doanh nghiệp không tuân thủ theo các quy định an toàn vệ sinh thực phẩm .
Bộ NN và PTNT đã có những đề xuất đến các bên liên quan.
Trong đó, Bộ nhấn mạnh việc tăng cường kiểm tra đột xuất các doanh nghiệp, đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định về kiểm soát tồn dư hóa chất kháng sinh trong nuôi trồng và xuất khẩu thủy sản .
Có thể bạn quan tâm
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tây Ninh, trong 4 tháng đầu năm 2014, diện tích nuôi trồng thuỷ sản của địa phương này đã tăng 13,08% so với cùng kỳ năm 2013.
Anh Trần Văn Chánh ở ấp Bà Đen, xã An Cư, huyện Tịnh Biên thực hiện mô hình nuôi dông đầu tiên ở vùng Bảy Núi, thả nuôi 1.500 con giống với diện tích chuồng trại rộng 500 m2.
Khoảng ba năm trở lại đây, một số gia đình trên địa bàn xã Quang Bình (Kiến Xương - Thái Bình) đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, lựa chọn mô hình nuôi chim trĩ đỏ để thoát nghèo và làm giàu ngay trên chính mảnh đất quê hương.
Dự án Chương trình khí sinh học cho ngành Chăn nuôi Việt Nam được triển khai ở Phú Yên từ giữa năm 2013, đã góp phần cải thiện, thay đổi thói quen chăn nuôi của nông dân nhiều địa phương. Qua đó người dân quan tâm hơn đến việc xử lý chất thải chăn nuôi, góp phần bảo vệ môi trường, phát triển chăn nuôi một cách bền vững.
Vụ đông xuân vừa kết thúc, vụ hè thu đã bắt đầu. Dù biết đây là cách giảm thiểu tối đa thiệt hại do hạn hán khi lúa trổ và mưa bão lúc thu hoạch, nhưng việc sản xuất gối đầu như thế khiến nông dân không khỏi âu lo…