Bàn Giải Pháp Tiêu Thụ Vải Thiều Tại Thị Trường Trong Nước

Hiện nay,tiêu thụ vải thiều tại thị trường trong nước chiếm khoảng 60% sản lượng
Ngày 16-6, tại TP.HCM, Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng UBND TP.HCM, tỉnh Bắc Giang, tỉnh Hải Dương tổ chức “Hội nghị đẩy mạnh tiêu thụ vải thiều năm 2014 vùng Đông – Tây Nam Bộ” nhằm hỗ trợ tiêu thụ vải thiều tại thị trường trong nước.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, dự kiến năm 2014, với tổng diện tích trồng vải tại tỉnh Bắc Giang và tỉnh Hải Dương khoảng 43.000 ha (tăng hơn năm 2013 khoảng 2,3%, tương ứng 1.000ha), sản lượng đạt khoảng 190.000 tấn quả tươi (tăng so với năm 2013 khoảng 13,6%, tương ứng khoảng 24.000 tấn). Trong đó, diện tích vải áp dụng theo tiêu chuẩn Viet GAP, Global GAP, HACCP ... ngày càng tăng.
Hiện nay,tiêu thụ vải thiều tại thị trường trong nước chiếm khoảng 60% sản lượng, chủ yếu tại các tỉnh, thành phố là: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, TP.HCM và các tỉnh phía Nam. Xuất khẩu quả tươi, qua chế biến chiếm khoảng 40% sản lượng, thị trường xuất khẩu chủ yếu tại Trung Quốc, Anh, Nhật, Hàn Quốc, Úc, Singapore …
Tuy nhiên, theo ông Bùi Văn Hạnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang,khó khăn của việc tiêu thụ quả vải thiều là do loại trái cây này có đặc tính khó bảo quản, vận chuyển từ Bắc vào Namvới quãngđườngxa nên dễ bị hư hỏng. Chi phí vận tải tăng làm đội giá thành. Thị trường tiêu thụ vải thiều cũng chưa ổn định, thiếu thông tin, phụ thuộc vào thương lái. Thương nhân chưa tìm kiếm đối tác ký hợp đồng tiêu thụ lớn, ổn định mà chủ yếu là tự phát, bị động.
Tương tự,ông Nguyễn Anh Cương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương cho biết hiện mới là giai đoạn đầu vụ thu hoạch vải thiều nhưng việc tiêu thụ có dấu hiệu khó khăn hơn năm 2013. Thương nhân Trung Quốc mua hàng ít hơn và không nằm vùng để mua, chỉ đặt hàng tại đầu cân rồi về nước. Giá bán đầu vụ tạivườn hiện chỉ khoảng 5.000-8.000 đồng/kg, thấp hơn ½ so với cùng kì 2013 (10.000-15.000 đồng/kg).
Để hỗ trợ việc tiêu thụ vải thiều, trong thời gian qua và ngay từ đầu mùa vải 2014, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và UBND các tỉnh Bắc Giang, tỉnh Hải Dương đã triển khai một số biện pháp nhằm thúc đẩy tiêu thụ vải thiều trong và ngoài nước, cụ thể như: Chương trình xúc tiến thương mại; mô hình thí điểm tiêu thụ nông sản và cung ứng vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp; các hội nghị bàn biện pháp tiêu thụ vải thiều năm 2014.
Tăng cường công tác an ninh, trật tự trên địa bàn cho thương nhân thu mua vải thiều; thực hiện các biện pháp phù hợp để ưu tiên đối với việc vận chuyển vải thiều, điều tiết kịp thời các phương tiện vận tải để tránh tình trạng ùn tắc hàng hóa; bảo đảm công tác vệ sinh môi trường…
Phối hợp với các địa phương biên giới có cửa khẩu XK vải thiều, như Lào Cai, Quảng Ninh, Lạng Sơn để chỉ đạo các đơn vị Hải quan, Biên phòng và Ban quản lý cửa khẩu triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm đẩy nhanh thời gian thông quan hàng hóa; các cơ quan kiểm dịch tại khu vực cảng, cửa khẩu ưu tiên và tạo điều kiện thuận lợi trong công tác kiểm dịch thực vật đối với vải thiều XK.
Tại hội nghị, bà Nguyễn Thị Hồng, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM đề nghị các siêu thị, DN bán lẻ Việt Nam và FDI, các DN sản xuất, thu mua, phân phối, chế biến nông sản…, hợp tác xã chợ, Ban quản lý chợ, công ty kinh doanh chợ đầu mối tiêu thụ nông sản trên địa bàn TP.HCM và các tỉnh vùng Đông – Tây Nam Bộ nghiên cứu giải pháp, tăng cường kết nối nhằm đưa vải thiều vào hệ thống thương mại của TP.HCM.
Bên cạnh đó, bà Nguyễn Thị Hồng kiến nghị Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cần thúc đẩy việc tìm kiếm thị trường, phát triển công nghệ bảo quản sau thu hoạch để bảo quản vải thiều được lâu hơn, đảm bảo tiêu chuẩn VietGap, GlobalGap nâng giá trị XK đối với loại trái cây đặc sản này.
Có thể bạn quan tâm

Huyện Thống Nhất có khoảng 3.300 hécta đất đồi đá thuộc các xã: Quang Trung, Gia Tân 3... trước đây chủ yếu chuyên canh cây chuối vì chịu được khô hạn. Từ khi chương trình nông thôn mới đưa điện về tận các thôn, ấp, đảm bảo phục vụ sản xuất, người dân đã mạnh dạn đầu tư mở rộng diện tích những cây trồng cho hiệu quả cao.

Trong các năm qua, nguồn tín dụng ngân hàng đã góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng ĐBSCL. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam có chính sách hỗ trợ các sản phẩm chủ lực của vùng ĐBSCL như: cho vay tạm trữ lúa gạo để ổn định giá, chính sách cho vay giảm tổn thất sau thu hoạch để khuyến khích đầu tư máy móc, thiết bị nông nghiệp.

Thời gian qua, UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành, các địa phương chú trọng đẩy mạnh phát triển các hình thức liên kết, hợp tác trong sản xuất và tiêu thụ nông sản thực phẩm. Tuy nhiên kết quả vẫn còn thiếu chặt chẽ và chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh.

“Nếu gây ô nhiễm môi trường thì người chịu đầu tiên trước hết chính là gia đình nhà tôi, sau mới đến các gia đình hàng xóm. Vì vậy khâu xử lý vệ sinh môi trường xung quanh trong chăn nuôi đối với tôi và cả gia đình là điều vô cùng quan trọng”- ông Tiến chia sẻ khi nói về bí quyết thân thiện với môi trường của khu VAC trên cao.

Ông Hồ Văn Ri- Chi hội trưởng Chi hội Nông dân ấp Pô Thi, xã An Cư, huyện Tịnh Biên (An Giang) là người đầu tiên trong vùng đưa cây thanh long ruột đỏ lên vùng đất Bảy Núi.