Bạc Liêu Tăng Cường Quản Lý Tôm Nguyên Liệu

Nhằm giúp doanh nghiệp có nguồn nguyên liệu ổn định phục vụ chế biến, tỉnh Bạc Liêu đang tăng cường công tác quản lý chặt chẽ nguyên liệu trên địa bàn, thường xuyên kiểm tra giám sát việc kinh doanh của tất cả cơ sở, đại lý thu mua nguyên liệu.
Đồng thời, chống mọi biểu hiện tiếp tay thương lái nước ngoài để mua gom nguyên liệu làm xáo trộn thị trường, thất thu ngân sách địa phương.
Thời gian này, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu đang tiến hành sản xuất giao hàng cho đối tác, nên cần lượng tôm nguyên liệu lớn để đưa vào chế biến.
Trung bình mỗi tuần, người nuôi tôm trong tỉnh thu hoạch cung ứng cho thị trường từ 2.200 - 2.500 tấn tôm nguyên liệu, nhưng do thiếu sự liên kết nên số lượng doanh nghiệp mua tôm trực tiếp rất ít, chỉ bằng 1/4 số nhà máy chế biến hiện có. Lượng tôm nguyên liệu ''chạy'' ra ngoài tỉnh khá lớn.
Do thiếu liên kết trong sản xuất mà các doanh nghiệp xuất khẩu đã không thể tranh mua nguồn tôm nguyên liệu với các thương lái nước ngoài. Còn ngành quản lý cũng không thể cấm nông dân bán tôm cho thương lái nước ngoài, khi giá thu mua tôm của họ cao hơn doanh nghiệp trong tỉnh.
Do vậy, một trong những giải pháp được ngành quản lý và các doanh nghiệp chế biến thủy sản quan tâm hiện nay chính là xây dựng mối liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp với nông dân giúp doanh nghiệp chủ động được nguồn nguyên liệu, nông dân cũng an tâm phát triển. Riêng ngành quản lý sẽ tránh được trường hợp thất thu từ nạn trốn và gian lận thuế, đảm bảo cho thị trường phát triển ổn định.
Theo dự báo, từ nay đến cuối năm sẽ còn xảy ra tình trạng tranh mua nguyên liệu thủy sản do nhiều nhà máy đều cần hàng để thanh toán hợp đồng. Vì vậy, việc xây dựng mối liên kết từ cánh đồng đến nhà máy cần được doanh nghiệp quan tâm. Đây cũng là giải pháp để duy trì sản xuất và phát triển ổn định, đồng thời góp phần chủ động phòng ngừa sự xáo trộn thị trường do các hoạt động tranh mua tranh bán.
Có thể bạn quan tâm

Nuôi gà thả vườn là mô hình nuôi gà chung theo hình thức cộng đồng làng vừa được tổ chức phi chính phủ Malteser International (Đức) triển khai thí điểm tại một số xã của huyện Tây Giang (Quảng Nam), giúp người dân thay đổi tư duy canh tác và tiếp cận mô hình mới, đem lại hiệu quả thiết thực.

Thái Nguyên những ngày đầu tháng 11, tiết trời se lạnh, nhưng ở các vùng chè của tỉnh vẫn sôi động, ấm áp bởi không khí chuẩn bị cho Festival Trà Thái Nguyên - Việt Nam lần thứ hai, nhằm hướng tới việc quảng bá sản phẩm, xây dựng thương hiệu, đẩy mạnh xúc tiến đầu tư phát triển ngành chè Việt Nam nói chung và chè Thái Nguyên nói riêng.

Ông Ngô Hùng Lâm, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã An Bình (Thoại Sơn - An Giang) cho biết, toàn xã có 14 hộ trồng lúa Nhật, với diện tích 120 héc-ta, năng suất bình quân 6-6,5 tấn/héc-ta, giá lúa ký kết cao hơn giá lúa thị trường từ 1.500 đến 2.000 đồng/kg. Sắp tới, Công ty TNHH Angimex Kitoku xây dựng nhà máy tại xã Vọng Đông sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn trong việc thu mua lúa cho nông dân.

Giá cà phê giảm mạnh ngay từ đầu niên vụ 2013-2014 đã khiến cho nông dân trồng cà phê lo lắng và tính toán kỹ lưỡng để may ra hòa vốn hoặc bị lỗ càng ít càng tốt.

Nuôi cá nước lợ trong mùa bão lũ tuy phải đối mặt với rủi ro do thiên tai nhưng hiệu quả kinh tế mang lại rất cao, gấp 1,5 lần so với nuôi thông thường.