Bắc Giang thắng vụ vải thiều 2015
Theo Cổng TTĐT tỉnh Bắc Giang, sản lượng vải thiều năm nay của cả tỉnh ước đạt 187.700 tấn (tương đương năm 2014). Lượng vải tập trung các huyện: Lục Ngạn, Tân Yên, Yên Thế, Lục Nam…
Tiêu thụ thuận lợi
Nhìn chung, công tác tiêu thụ vải thiều năm nay trên địa bàn tỉnh khá thuận lợi, giá bán ổn định và cao hơn so với các năm trước. Năm nay, người trồng vải không phải chịu cảnh bị thương nhân thu mua ép cân, ép giá. Việc xuất khẩu vải thiều khá thuận lợi, nhanh chóng. Các sản phẩm phụ trợ như đá, thùng xốp có nguồn cung ứng dồi dào, giá cả ổn định hơn những mùa trước.
Lượng vải tươi của Bắc Giang tiêu thụ trên thị trường nội địa khoảng 100.000 tấn, trong đó, thị trường phía Nam tiêu thụ khoảng 60.000 tấn, chiếm 60% tổng sản lượng tiêu thụ nội địa.
Thị trường xuất khẩu vải thiều tươi chủ yếu vẫn là thị trường Trung Quốc qua các cửa khẩu Hà Giang, Lạng Sơn, Lào Cai, tổng cộng ước đạt 67.000 tấn.
Ngoài thị trường Trung Quốc, năm nay Bắc Giang xuất khẩu vải sang thị trường các nước khác như Mỹ (2,4 tấn), Pháp (2,1 tấn), Malaysia (75 tấn), Lào (13 tấn), Australia và Anh (khoảng 50 tấn). Giá vải tươi xuất khẩu dao động từ 17.000 - 21.000 đồng/kg.
Các “nhà” vào cuộc
Một trong những thuận lợi của mùa vải năm nay là nhiều “nhà” cùng vào cuộc đưa quả vải ra thị trường.
Theo đó, nhà nông, nhà khoa học đã ứng dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) và thực hành sản xuất nông nghiệp tốt toàn cầu (GlobalGAP) cho cây vải thiều. Điều này làm chất lượng quả tăng cao, bảo đảm an toàn thực phẩm.
Nhà nước (Bộ Công Thương, Bộ NN&PTNN, các địa phương) và doanh nghiệp chủ động xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường, bảo đảm các điều kiện cần thiết để việc mua, bán vải thiều thuận lợi. Nhiều siêu thị lớn như BigC, Co.opmart… tổ chức chương trình khuyến mãi hỗ trợ tiêu thụ vải thiều. Vietnam Airline chọn vải thiều làm món tráng miệng cho thực khách trên hơn 1.000 chuyến bay.
Các nhà báo cũng vào cuộc rất tích cực thông tin về quả vải Bắc Giang, nhất là các chuyến hàng xuất ngoại. Việc quảng bá của báo chí cũng giúp cho hình ảnh quả vải vươn xa.
Thành công của mùa vải năm nay sẽ giúp Bắc Giang tổ chức tốt mùa vụ năm tới.
Có thể bạn quan tâm
Những năm gần đây, sự chuyển hướng của người tiêu dùng sang những sản phẩm sạch, an toàn, có giá trị dinh dưỡng cao đã mở ra cơ hội thúc đẩy nghề trồng nấm ở Yên Khánh (Ninh Bình) phát triển mạnh. Nghề trồng nấm mang lại hiệu quả kinh tế cao so với nhiều cây trồng khác, góp phần xóa đói, giảm nghèo, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người dân.
Sau nhiều niên vụ liên tục thất bát, cùng thị trường giá mía hiện vẫn chưa có dấu hiệu khởi sắc, nhiều hộ dân trồng mía tại huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng tiếp tục chuyển diện tích mía sang nuôi tôm với kỳ vọng mang lại hiệu quả kinh tế hơn.
Sáng ngày 24-7-2014, ông Võ Thành Hạo - Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre đã có buổi làm việc với lãnh đạo huyện Bình Đại để nắm tình hình nhằm qua đó hỗ trợ chính quyền địa phương trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến Hợp tác xã (HTX) Thủy sản Đồng Tâm bị vỡ do tình trạng trộm nghêu diễn ra từ đầu tháng 7-2014.
Bất chấp lời khuyến cáo của các cơ quan chức năng về việc hạn chế nuôi tôm thẻ chân trắng, nông dân vùng Đồng Tháp, An Giang đã đầu tư, chuyển diện tích trồng lúa, nuôi cá tra, tôm càng xanh... sang nuôi loại thủy sản này vì lợi nhuận cao.
Nhận được tin báo, lúc 10g 20 phút ngày 24/7/2014, đội Quản lý thị trường số 4 kiểm tra cơ sở làm tôm của ông Đinh Hữu Điền (ấp Sơn Đông, xã Thanh Đức- Long Hồ - Vĩnh Long) phát hiện hơn 30 nhân viên đang trực tiếp bơm tạp chất (gồm thạch rau câu và một bịch bột màu trắng không nhãn mác) vào tôm để tăng trọng lượng.