Bắc Giang Hạn Chế Cây Vải Thiều Bị Chết Rút
Sau vụ thu hoạch vải thiều, thời tiết trên địa bàn huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) thường có nắng mưa xen kẽ gây ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây vải thiều. Đặc biệt là ở những vườn vải thấp, dễ xảy ra tình trạng ngập úng nhiều ngày. Nếu người dân không làm rãnh thoát nước tốt thì cây vải thiều sẽ chết rút.
Còn nhớ, vào thời điểm tháng 7 năm 2013, điều kiện thời tiết trên địa bàn huyện Lục Ngạn có mưa kéo dài xen kẽ với nắng nóng đã làm cho hơn 328 ha vải thiều với tổng cộng 98.456 cây bị chết rút, trong đó có 83.780 cây trên 10 năm tuổi, gây thiệt hại lớn cho nông dân.
Số lượng cây vải thiều bị chết tập trung nhiều ở các xã như: Thanh Hải, Quý Sơn, Hồng Giang, Trù Hựu, Nghĩa Hồ, Nam Dương…
Diện tích vải bị chết chủ yếu thuộc những nơi địa hình thấp; đa phần là những cây vải được người dân thu hoạch quả muộn, bị đốn tỉa sâu. Vào đúng thời điểm vải thiều ra lộc non và rễ mới gặp mưa nhiều ngày, sau đó trời lại nắng gắt đã khiến cây chết.
Điển hình như vườn vải thiều 70 cây hơn 10 năm tuổi của gia đình ông Nguyễn Đức Tiến ở thôn Thanh Bình, xã Thành Hải (Lục Ngạn). Do vườn vải nhà ông Tiến nằm ở địa thế thấp, lại không được khơi thông rãnh thoát nước hiệu quả nên cả vườn vải đã bị úng nước và chết rút gây thiệt hại gần 100 triệu đồng/năm.
Theo kỹ sư nông nghiệp Mai Thị Trang, cán bộ khuyến nông huyện Lục Ngạn, để hạn chế tình trạng vải thiều bị chết do ngập úng, sau khi thu hoạch quả người dân nên tỉa cành, tạo tán, kết hợp bón phân ngay; tuyệt đối không tỉa muộn, khi tỉa phải để lại lượng cành thở (cho cây quang hợp). Nếu thời tiết mưa nhiều, các chủ vườn cần chủ động khơi rãnh thoát nước, dọn cỏ, quét sạch lá ở gốc cây để nước thoát nhanh.
Cụ thể các bước tiến hành như sau:
Tỉa cành cho cây vải
Cây vải thiều sau khi thu hoạch quả xong, cành lá thường lởm xởm. Bà con cần dùng kéo cắt cành hoặc dao phát để tỉa những cành tăm, cành vượt tán, cành bị ớm (không có điều kiện cho quả) và tuỳ từng độ cao của cây vải ta có thể hạ thấp những cành trên ngọn xuống để tiện cho quá trình chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh và thu hoạch quả sau này.
Biện pháp tỉa cành cần thực hiện ngay sau khi thu hoạch quả để tạo tán cho cây vải theo hình mâm xôi hoặc hình chiếc bánh dầy, nhằm chuẩn bị đón đợt lộc đầu tiên.
Yêu cầu cây vải sau khi được tỉa xong, bảo đảm độ thoáng giữa cách cành, nhằm hạn chế sâu bệnh phát triển. Đối với vườn vải ở địa thế thấp, khi tỉa cành phải để lại lượng cành lá nhất định (cành thở).
Làm rãnh thoát nước
Đối với những vườn vải thiều ở dưới thấp, bà còn cần tạo lại các rãnh thoát nước trong vườn vải, bảo đảm cho nước dốc, tránh tình trạng cho cây vải bị chết rút. Thường mỗi rãnh thoát nước có chiều rộng khoảng 30 cm và sâu 20 cm.
Cùng với việc làm rãnh thoát nước, bà con nông dân cần thực hiện ngay việc dọn rác dưới gốc vải thiều. Dùng chổi hoặc cào để rọn sạch những cành lá vải rụng dưới gốc, đem thu gom vào một góc vườn rồi đốt đi nhằm hạn chế mầm sâu bệnh phát triển và giúp nhanh thoát nước trong vườn.
Bón phân cho cây vải
Cây vải thiều sau khi cho thu hoạch quả đã mất đi một lượng dinh dưỡng khá cao tập trung vào nuôi quả vải. Bởi vậy sau khi thực hiện việc tỉa cành tạo tán xong, chúng ta cần bón phân cho cây để bù đắp lượng dinh dưỡng đó, bảo đảm cho cây vải có điều kiện sinh trưởng và phát sinh được ba đợt lộc tính từ khi thu hoạch quả đến lúc ra hoa.
Kỹ thuật bón phân cho cây vải: Bà con tạo rãnh vùng quanh tán cây vải. Rãnh rộng từ 15 – 20 cm, sâu khoảng 15 cm. Sau đó rắc phân vào và lấp rãnh lại, bảo đảm cho phân bón phát huy hiệu quả cao nhất.
Dùng các loại phân NPK có hàm lượng đạm cao hoặc phân đơn đạm – lân – kali (Hàm lượng phân đạm bón cho cây ở thời kỳ này bằng 50% tổng lượng đạm bón cho cây trong suốt quá trình chăm sóc, tương tự lượng kali bằng 13% và phân lân bằng 20%).
Tùy từng độ tuổi của cây vải và năng suất quả vừa thu hoạch để quyết định lượng phân bón hợp lý. Ngoài ra, bà con có thể sử dụng các loại phân chuồng đã qua xử lý bằng chế phẩm sinh học (ủ mục) để bón cho cây vải, giúp cho đất tơi xốp và cây vải phát triển bền đẹp.
Bảo vệ đợt lộc đầu tiên
Cây vải thiều sau khi đã được tỉa cành, tạo tán và bón phân xong, chờ một khoảng thời gian ngắn sau sẽ phát sinh đợt lộc đầu tiên.
Trong khoảng thời gian cây phát sinh lộc, bà con cần thường xuyên theo dõi vườn vải nhằm sớm phát hiện các đối tượng sâu bệnh gây hại. Tuỳ từng đối tượng sâu bệnh gây hại, ta có thể sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật khác nhau để phòng trừ hiệu quả.
Có thể bạn quan tâm
Phú Vang là một trong những xã nghèo của huyện Bình Đại, với diện tích tự nhiên 997ha, trong đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 641ha, dân số toàn xã 1.184 hộ, trong đó có 189 hộ nghèo chiếm tỷ lệ 16,13%. Kinh tế chủ yếu là trồng lúa và dừa, tiềm năng về nuôi thủy sản với hình thức xen canh khá mạnh nhưng chưa được đầu tư khai thác có hiệu quả, chủ yếu là hình thức nuôi nhử tôm, cá từ tự nhiên hiệu quả thấp.
Từ một xã gặp nhiều khó khăn sau khi chia tách, nhưng bằng sự quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền và sự đồng thuận của nhân dân, nên qua 15 năm phát triển, xã Vị Trung, huyện Vị Thủy đã có nhiều thay đổi, đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng được cải thiện.
Qua 1 vụ nuôi từ 9 - 12 tháng, hào đạt từ 0,5 – 0,7 con/kg, ông bán với giá 14.000 đồng/kg, sau khi trừ các khoản chi phí ông thu lãi hơn 40 triệu đồng. Năm 2013, ông tiếp tục mở rộng diện tích tôn lên 1.050 mét và chia ra nuôi nhiều đợt để có sản phẩm thu hoạch tiêu thụ hàng ngày, hàng tuần nhằm vừa đảm bảo thời gian thu hoạch vừa nuôi tiếp những kỳ tiếp.
Để phát triển ngành nông nghiệp theo hướng bền vững, Hợp tác xã Sản xuất - kinh doanh tổng hợp xã Điện Quang (Điện Bàn) đã đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, hình thành các vùng chuyên canh tập trung, tăng thu nhập cho người dân.
Xã Thừa Đức là một xã biển của huyện Bình Đại, điều kiện tự nhiên của xã rất thuận lợi cho sự phát triển nền kinh tế biển và nuôi trồng thủy sản. Trong những năm gần đây, phong trào nuôi hàu thương phẩm phát triển nhanh tại địa phương và đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp nhiều hộ dân nơi đây thoát nghèo, vươn lên phát triển kinh tế gia đình.