Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chăn Nuôi An Toàn Từ CLB Gà Thả Vườn

Chăn Nuôi An Toàn Từ CLB Gà Thả Vườn
Ngày đăng: 01/08/2013

Chăn nuôi là một trong những thế mạnh của xã Thanh Lương (TX. Bình Long). Đặc biệt trong 4 năm gần đây, chăn nuôi gia cầm theo hướng an toàn sinh học đang phát triển mạnh về số hộ nuôi và tổng đàn. Toàn xã hiện có khoảng 30 hộ chăn nuôi gà thả vườn với quy mô 1.000-15.000 con/lứa. Trong đó phải kể đến Câu lạc bộ (CLB) chăn nuôi gà thả vườn an toàn sinh học Thanh Bình.

AN TOÀN SINH HỌC

Ban đầu các hộ dân ở xã Thanh Lương chăn nuôi theo kiểu tự phát, quy mô nhỏ, lẻ. Được sự hỗ trợ của Trạm khuyến nông thị xã, Hội Nông dân xã Thanh Lương, CLB chăn nuôi gà thả vườn an toàn sinh học Thanh Bình được thành lập tháng 10-2010, với quy mô chăn nuôi 2.000-10.000 con/lứa, tổng số gà thả vườn khoảng 250 ngàn con/năm.

Hình thức chăn nuôi chủ yếu là thả dưới tán cây điều, tiêu, cao su, sầu riêng. Để đảm bảo gà nuôi đạt an toàn sinh học toàn bộ quy trình phải đạt tiêu chuẩn từ chuồng trại, giống, thức ăn của cơ sở cung cấp, kỹ thuật chăn nuôi, phòng bệnh khoa học. Vì vậy, Ban chủ nhiệm CLB đã xây dựng quy trình chung cho các thành viên cùng áp dụng. Chuồng trại thoáng mát, có hệ thống sưởi ấm cho gà con, sân vườn rộng, hệ thống máng ăn và uống bố trí hợp lý.

Nền chuồng là yếu tố quan trọng nên các hộ đều sử dụng đệm lót sinh học để hạn chế ô nhiễm môi trường. Khi hết lứa, các hộ vệ sinh, sát khuẩn chuồng trại và để trống chuồng khoảng 15 ngày trước khi thả lứa mới. Giống gà CLB nuôi hiện nay là gà Minh Dư, gà nòi, có độ đồng đều cao, thịt ngon.

Ngoài vệ sinh chuồng trại, phòng bệnh bằng vắc-xin là yếu tố quyết định để chống dịch bệnh trên đàn gà của CLB. Bổ sung các loại vitamin và khoáng chất cho đàn gà khi thời tiết thay đổi, chỉ dùng kháng sinh khi cần thiết, đã làm giảm chi phí thuốc thú y trong chăn nuôi, tăng chất lượng thịt, an toàn cho người tiêu dùng.

HIỆU QUẢ TĂNG LÊN

Qua hơn 3 năm thực hiện, mô hình CLB nuôi gà thả vườn an toàn sinh học Thanh Bình đã đạt hiệu quả cao như: Khâu tổ chức của CLB có sự gắn kết thống nhất cao; có định hướng phát triển rõ ràng; có sự phân công trong quản lý giữa các thành viên; tạo được quỹ CLB với số vốn 25 triệu đồng; trên 80% thành viên chăn nuôi theo mô hình chuẩn an toàn sinh học, dần hình thành khu vực chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGap; số thành viên gia nhập tăng từ 12 lên 18 hộ.

Lợi nhuận thu được tính trên 1 con gà xuất bán tăng dần qua các năm: Năm 2010, lợi nhuận trung bình chỉ 8-10 ngàn đồng/con, năm 2011 là 13-15 ngàn đồng, năm 2012 là 18-20 ngàn đồng và đến năm 2013 là 25-30 ngàn đồng/con. Thu nhập của các thành viên trong CLB đạt từ 300 đến 700 triệu đồng/năm tùy theo quy mô chăn nuôi lớn hay nhỏ.

Hoạt động của CLB chăn nuôi gà thả vườn an toàn sinh học Thanh Bình đã biết tận dụng tối đa nguồn nhân lực và điều kiện của địa phương để đạt hiệu quả kinh tế cao, góp phần tăng thu nhập trên diện tích đất canh tác, tạo ra sản phẩm an toàn, bền vững, mang lại lợi nhuận cho người chăn nuôi, doanh nghiệp, thay đổi bộ mặt nông thôn.


Có thể bạn quan tâm

Được Mùa Rau Câu, Trúng Mùa Sứa Được Mùa Rau Câu, Trúng Mùa Sứa

Gần 2 tháng qua, rau câu xuất hiện ở đầm Ô Loan với mật độ dày đặc, có gia đình vớt rau câu thu nhập mỗi ngày gần 1 triệu đồng. Đặc biệt, năm nay đầm Ô Loan còn xuất hiện con sứa cơm sau 2 năm vắng bóng.

28/02/2014
Tiêu Hủy Trên 10.000 Con Gia Cầm Dương Tính Với Cúm A (H5N1) Tiêu Hủy Trên 10.000 Con Gia Cầm Dương Tính Với Cúm A (H5N1)

Kết quả, mẫu xét nghiệm đàn gia cầm của 10 hộ chăn nuôi tại các địa phương nói trên cho kết quả dương tính với cúm A (H5N1) đã được đơn vị trực thuộc của Sở NN-PTNT cùng với chính quyền địa phương và người chăn nuôi tiêu hủy toàn bộ với trên 10.000 con.

28/02/2014
Cây Ớt Niềm Hy Vọng Của Nông Dân Cây Ớt Niềm Hy Vọng Của Nông Dân

Giá rau sau Tết Nguyên đán rớt giá thê thảm khiến nhiều nông dân trồng rau huyện Đak Pơ (Gia Lai) rơi vào cảnh trắng tay. Trước tình hình đó, mặc dù giá cả so với trước Tết có giảm, nhưng với mức giá từ 15.000 đồng đến 20.000 đồng/kg, cây ớt hiện đang trở thành niềm hy vọng của bà con nơi đây.

28/02/2014
Bất Cập Trong Chuyển Đổi Giống Mía Ở Hậu Giang Bất Cập Trong Chuyển Đổi Giống Mía Ở Hậu Giang

Là một trong những địa phương có diện tích trồng mía lớn nhất của huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang), thời gian qua, lãnh đạo xã Tân Phước Hưng không ngừng vận động người dân chuyển đổi giống mía trong sản xuất, nhất là những giống mía cũ bằng giống mía mới có chất lượng nhằm hạn chế sâu bệnh, tăng hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, vấn đề chuyển đổi giống mía hiện vẫn còn nhiều bất cập.

28/02/2014
Sẽ Áp Dụng Công Nghệ Sơ Chế, Bảo Quản Hành Tím Sẽ Áp Dụng Công Nghệ Sơ Chế, Bảo Quản Hành Tím

Theo Ban Quản lý Dự án Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Sóc Trăng, trong năm 2014, Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh sẽ phối hợp với các viện, trường để nghiên cứu công nghệ sơ chế, tồn trữ hành tím hiệu quả để áp dụng.

28/02/2014