Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Bà Con Hoa Mắt Trước Thị Trường Ngô Giống

Bà Con Hoa Mắt Trước Thị Trường Ngô Giống
Ngày đăng: 15/05/2014

Ở Tây Nguyên đang là thời điểm bắt đầu mùa mưa do vậy bà con nông dân nơi đây đang chuẩn bị các loại hạt giống như đậu, bắp, lạc, vừng... để gieo trồng cho niên vụ mới.

Riêng về giống ngô, nhìn chung nguồn cung năm nay khá dồi dào, giá cả ít biến động... Tuy nhiên, hiện chủng loại hạt giống ngô năm nay khá đa dạng, phong phú khiến bà con nông dân “hoa mắt” khó lựa chọn.

Đa dạng về chủng loại

Là khu vực có diện tích đất nông nghiệp lớn, do vậy hàng năm vào đầu mùa mưa bà con nông dân thường mua hạt giống ngô về tỉa trồng cho kịp thời vụ. Lợi dụng sức mua này, hiện có rất nhiều công ty, tổ chức, cá nhân đưa hạt giống ngô vào thị trường Tây Nguyên tiêu thụ với rất nhiều chủng loại khác nhau. Các sản phẩm này được cung ứng đến tận các vùng nông thôn (thông qua các đại lý), phục vụ nhu cầu tiêu dùng của bà con nông dân.

Theo khảo sát của chúng tôi, hiện trên địa bàn Tây Nguyên có hàng trăm chủng loại hạt giống ngô khác nhau, nào giống ngô nội, giống ngô ngoại, giống ngô liên doanh cũng có… trong đó phải kể đến một số giống ngô đang trồng phổ biến như: Giống ngô lai đơn LVN10; ngô lai đơn LVN 4; ngô lai đơn LVN 99; ngô lai VN8960; ngô lai LVN145; ngô lai đơn LVN14…

Rồi đến các giống ngô nhập nội như: Giống ngô P11; giống ngô P60; giống ngô Pacific 848 (P848); giống ngô Pacific 963 (P963); giống ngô NK46; (nhập từ Thái Lan); các giống do công ty liên doanh nước ngoài và trong nước tạo ra như: giống ngô B.9681; giống ngô B9698; giống ngô B9797... Trung bình giá từ 35.000 – 120.000 đồng/kg, tùy theo từng loại giống ngô nội hay ngoại.

Với nhu cầu sử dụng ngô giống ở Tây Nguyên đang ngày càng tăng mạnh, trong khi đó nguồn cung ngô giống cũng khá dồi dào, đa dạng, việc này góp phần ổn định thị trường ngô giống, tạo điều kiện cho bà con nông dân trong việc lựa chọn sản phẩm về trồng.

Tuy nhiên, điều đáng nói đó là hiện bà con nông dân nơi đây đang băn khoăn không biết lựa chọn loại nào trồng cho phù hợp mà hiệu quả thiết thực, trong khi đó nỗi ám ảnh về các loại giống giả, giống kém chất lượng vẫn thường trực trong suy nghĩ của bà con.

Phong phú về... hội thảo, quảng cáo

Một nông dân thôn Yên Thành 2, xã Đắk Nuê, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk cho biết: “Nhà mình có 7 sào đất, hiện đã cày xới để chuẩn bị cho việc tỉa ngô, tuy nhiên hiện nay tại các đại lý trên địa bàn có tới hàng trăm loại giống ngô lai khác nhau, do vậy mình không biết lựa chọn giống ngô nào cho thích hợp và mang lại hiệu quả về năng suất nữa…

Trong khi đó, giống ngô nào cũng quảng cáo là năng suất cao, sản lượng ngoài mong đợi, có khả năng chống sâu bệnh tốt, bộ rế bám chắc, thân cây chắc khỏe nên ít gãy đỗ, đến lúc thu hoạch mà lá vẫn xanh…”.

Không chỉ vậy, hiện trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên hàng ngày có hàng chục cuộc hội nghị, hội thảo lớn nhỏ do các công ty, doanh nghiệp sản xuất, cung ứng giống ngô tổ chức nhằm quảng cáo về sản phẩm của đơn vị mình.

Điều này lại một lần nữa khiến bà con nông dân thêm “hoa mắt” về chủng loại ngô giống. Anh L. M - xã Hòa Đông, huyện Krông Păc, tỉnh Đắk Lắk cho biết: “Trong vòng một tháng qua, tôi nhận được trên dưới hàng chục cái giấy mời tham gia hội thảo giới thiệu về các loại giống ngô khác nhau.

Giống ngô nào cũng giới thiệu với thời gian sinh trưởng ngắn ngày, bắp nào cũng múp hạt, lõi nhỏ… năng suất cao, thích nghi rộng, trồng được cả 3 vụ… Chính vì điều này khiến người nông dân chúng tôi luôn cân nhắc, suy nghĩ không biết chọn loại giống nào để gieo trồng”.

Sở dĩ bà con nông dân ở Đắk Lắk nói riêng và Tây Nguyên nói chung có sự băn khoăn, lo lắng bởi trước đó trên địa bàn đã xuất hiện tình trạng ngô giống giả, kém chất lượng.

Cụ thể như vừa qua báo chí đưa tin việc bà con nông dân tại xã Đắk Nuê, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk đã gieo trồng nhiều diện tích ngô NK67 hiệu Syngenta có xuất xứ từ Thái Lan, được nhập khẩu bởi Công ty TNHH Syngenta Việt Nam, do Công ty Cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang phân phối, mặc dù cây rất xanh tốt nhưng lại không có hạt khiến người nông dân nơi đây phải đối mặt với việc mất mùa nặng nề.

Thiết nghĩ, để không nhầm phải giống kém chất lượng, ngoài việc bà con nông dân cần lựa chọn những giống do các công ty, đơn vị có uy tín ra thì ngành nông nghiệp cũng cần tư vấn, giới thiệu ưu thế, tính năng vượt trội kể cả những hạn chế của từng loại giống để bà con yên tâm chọn lựa.

Ngoài ra cũng cần thường xuyên kiểm tra thị trường giống để kịp thời phát hiện những loại giống không rõ nhãn mác, xuất xứ, không đảm bảo chất lượng, công bố rộng rãi trên thông tin đại chúng để người dân nắm rõ.


Có thể bạn quan tâm

Anh Tống Văn Phong Làm Giàu Từ Cây Quýt Đường Anh Tống Văn Phong Làm Giàu Từ Cây Quýt Đường

Sự học hỏi và lòng say mê lao động đã giúp anh Tống Văn Phong (ấp Hòa Khánh, xã Vĩnh Thới, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp) thành công với mô hình trồng cây quýt đường. Mô hình cho thu nhập cao này đã đưa gia đình anh Phong vượt qua khó khăn, vươn lên làm giàu. Nhiều năm liền anh được công nhận nông dân sản xuất kinh doanh giỏi.

24/09/2012
Dứa Giảm Giá Tệ Hại Dứa Giảm Giá Tệ Hại

Huyện Mường Khương là vùng dứa tập trung lớn nhất tỉnh Lào Cai, mỗi năm thu hoạch chừng 12-13 nghìn tấn dứa, trị giá trên 70 tỷ đồng. Năm nay giá dứa giảm mạnh đã khiến nông dân thất thu hàng chục tỷ đồng…

12/03/2012
Tỷ Phú Tôm Trắng Tay Sau 5 Năm Tích Lũy Tỷ Phú Tôm Trắng Tay Sau 5 Năm Tích Lũy

Đến nay, các giải pháp ngăn chặn trước thực trạng tôm chết hàng loạt trên địa bàn tỉnh Trà Vinh vẫn chưa có hiệu quả. Khi các cơ quan chức năng đang loay hoay truy tìm nguyên nhân dẫn đến tôm chết hàng loạt, gây thiệt hại cho người nuôi tôm hàng trăm tỷ đồng.

30/05/2012
Thâm Canh Cá - Lúa Ở Gò Mèn Nông Dân Được Lợi Thâm Canh Cá - Lúa Ở Gò Mèn Nông Dân Được Lợi "Kép"

Sau 2 năm triển khai thực hiện, Dự án nuôi cá nước ngọt Gò Mèn, xã Đức Lân (Mộ Đức - Quảng Ngãi) đã thu hút 24 hộ dân tham gia với 7/18 ha được chuyển đổi từ trồng lúa sang nuôi cá, cá - lúa cho hiệu quả kinh tế cao. Không chỉ tăng thu nhập cho nông dân (lãi ròng từ 8 - 12 triệu đồng/vụ), mà cách thâm canh này cũng giúp môi trường nước được cải thiện.

26/09/2012
Ấn Tượng Cao Su Bà Rịa - Kampong Thom Ấn Tượng Cao Su Bà Rịa - Kampong Thom

Sau 3 năm trồng cao su ở Campuchia, đến nay Cty TNHH Phát triển cao su Bà Rịa–Kampong Thom đã định hình được 2 nông trường Outuek Thla và OuThum với DT trên 5.500 ha tại huyện Santuk, tỉnh Konpongthong, trong đó có 685 ha vào năm 2014 sẽ tiến hành khai thác...

13/03/2012