Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Arizona - Hệ Thống Kiểm Định Mới Đối Với Bệnh EMS

Arizona - Hệ Thống Kiểm Định Mới Đối Với Bệnh EMS
Ngày đăng: 14/02/2014

Linda Nunan- một trợ lí nghiên cứu khoa học của trường Đại học Arizona cùng với Tiến sĩ Donald Lightner- giáo sư về lĩnh vực Sinh vật và khoa học y sinh so sánh của trường ĐH Arizona, đã xác định các tác nhân gây ra hội chứng tử vong sớm ở tôm (EMS), đồng thời cũng phát triển phương pháp tốt hơn, tiết kiệm hơn, nhanh hơn để phát hiện dịch. Các công nghệ thử nghiệm đã được cấp phép cho Viện công nghệ sinh học Gen ở Đài Loan.

Ông Nunan cho biết: “Về mặt cơ bản thì cách mà người ta vẫn áp dụng để phát hiện bệnh dịch mới và cũ ở tôm là thông qua chẩn đoán. Một trong những cách nhanh nhất là sử dụng chuỗi phản ứng polymerase PCR- 1 phương pháp được tiến hành rộng rãi để phát hiện dịch bệnh trong trình tự chuỗi AND”. Các đối tượng của phương pháp chuẩn đoán mới là nhóm doanh nghiệp nuôi tôm cụ thể có tôm bị nhiễm bệnh EMS ngay sau khi thả giống.. Phương pháp kiểm định này cho phép các ngư dân nuôi tôm phát hiện nhanh tôm bị nhiễm bệnh.

Trước đây Lightner cùng các đồng nghiệp tại UA đã tiến hành một số xét nghiệm đối với vi rút ở tôm và phát triển ý tưởng “phát hiện và tiêu hủy” như là 1 giải pháp thay vì chữa trị cho tôm bằng thuốc kháng sinh.

Lightner nói: Ngay từ lúc đầu, chúng tôi đã hi vọng rằng Gene Reach sẽ cấp phép cho công nghệ này. Chúng tôi đã làm việc với họ trong hơn 10 năm và cũng có mối quan hệ với nhau rất tốt”. Nunan chia sẻ rằng Gene Reach có thông tin lưu trữ rất tốt để phát hiện tác nhân gây bệnh tôm và chúng được biết đến rộng rãi trên thế giới.

Trước đây Nunan và Lightner từng kiểm tra bộ dụng cụ này, họ sẽ bán được rất nhanh do nhu cầu khá lớn. Cô và Lightner cho rằng cuôi tháng 2/2014, bộ dụng cụ này sẽ được đưa vào thực tế.

Nunan cho biết: “Bởi vì phản ứng dây chuyền PCR được áp dụng cho các cuộc thử nghiệm hàng đầu cho tất cả các loại vi rút gây dich cho tôm và bệnh dịch. Các phòng thí nghiệm trên thế giới được thiết lập để tiến hành loại thử nghiệm này”.

Cho đến nay cách duy nhất để phát hiện hội chứng tử vong sớm là thông qua việc sử dụng các mô. Đó là cách Lightner đã mô tả về dịch bệnh lần đầu tiên vào năm 2012. Nunan cho biết mô học vô cùng khó khăn bởi nó liên quan đến sự thay đổi của tế bào trong mô tế bào. Nó cũng yêu cầu nhiều thiết bị tiến hành quy trình và mất nhiều thời gian để thực hiện. Thử nghiệm mới sẽ tiết kiệm hơn và cho kết quả trong 24 giờ hoặc ngắn hơn.

Lightner cho biết thêm rằng khi EMS tấn công Mexico vào mùa xuân năm 2013 đã giết khoảng 80% tôm của nước này. “Khi họ thả giống vào tháng 7 và cố gắng lại từ đầu thì tình hình thậm chí còn tệ hơn nữa”

Biên dịch: Trang Lisbon - 2 LUA CO., LTD

Nguồn: http://azstarnet.com/business/local/ua-researchers-devise-test-to-aid-shrimp-farmers/article_92ec2b15-936f-5772-b3f7-732211569a18.html


Có thể bạn quan tâm

Ngô Nếp Lai Tím, Bặt Vô Âm Tín Ngô Nếp Lai Tím, Bặt Vô Âm Tín

Thông qua mô hình SX thử nghiệm ở các huyện Hoằng Hóa, Quảng Xương, Thường Xuân, Thiệu Hóa... (Thanh Hóa), những tưởng giống ngô nếp lai tím Fancy 111, Fancy 212 do Cty Advanta phân phối sẽ phát triển rầm rộ, mang lại hiệu quả kinh tế cho người nông dân. Nhưng sau một thời gian, giống ngô này gần như “chết yểu”.

28/06/2013
Nâng Cao Giá Trị Khóm Cầu Đúc Nâng Cao Giá Trị Khóm Cầu Đúc

Khóm Cầu Đúc là một trong những đặc sản của tỉnh Hậu Giang. Tuy nhiên, thu nhập của người trồng khóm chưa được đảm bảo, do giá cả bấp bênh. Vì vậy, cần có giải pháp để nâng cao giá trị cho loại nông sản này, góp phần cải thiện điều kiện kinh tế cho người trồng khóm.

10/06/2013
Hiệu Quả Từ Mô Hình Trồng Lạc TB 25 Tại Xã Keo Lôm Hiệu Quả Từ Mô Hình Trồng Lạc TB 25 Tại Xã Keo Lôm

Tháng 9/2012, Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện Điện Biên Đông triển khai trên địa bàn xã Keo Lôm, Dự án Hỗ trợ mô hình trồng lạc giống mới TB 25. Đây là một trong những hợp phần của Chương trình 135/CP giai đoạn II nhằm hỗ trợ nhân dân các dân tộc vùng cao trên địa bàn huyện phát triển trồng trọt. Dự án mở ra hướng mới cho việc phát triển cơ cấu cây trồng, tận dụng và cải tạo đất nông nghiệp trên địa bàn.

28/06/2013
Nuôi Cá Bống Tượng Theo Hình Thức Dây Chuyền Khép Kín Nuôi Cá Bống Tượng Theo Hình Thức Dây Chuyền Khép Kín

Thị trấn Châu Hưng, huyện Vĩnh Lợi có thế mạnh về sản xuất lúa, chăn nuôi và nuôi một số loài thủy sản có giá trị kinh tế. Những năm qua được sự quan tâm của chính quyền địa phương, nhiều nông dân đã mạnh dạn áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, từ đó kinh tế địa phương ngày càng phát triển hơn. Điển hình trong số những nông dân làm kinh tế giỏi của thị trấn Châu Hưng là ông Giang Đông Nuol ngụ tại ấp Nhà Thờ với mô hình nuôi cá bống tượng theo hình thức dây chuyền khép kín.

10/06/2013
Hiệu Quả Từ Mô Hình Nhân Rộng Nuôi Cá Hệ VAC Ở Na Son Hiệu Quả Từ Mô Hình Nhân Rộng Nuôi Cá Hệ VAC Ở Na Son

Theo đánh giá của ngành nông nghiệp huyện Điện Biên Đông, mô hình nhân rộng nuôi cá hệ VAC ở xã Na Son là một trong những mô hình khuyến nông điển hình giúp người dân ứng dụng KHKT trong nuôi trồng thuỷ sản. Sau 3 năm triển khai, mô hình có sức lan tỏa rộng, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người dân trên địa bàn…

28/06/2013