Áp dụng phương pháp cạo mủ D4 để tăng năng suất cao su
Công ty CPCS Đồng Phú cho biết qua thí nghiệm “Hiệu quả kinh tế kỹ thuật trong ứng dụng nhịp độ thấp D4 ở miệng cạo ngửa” cho thấy trung bình năng suất cá thể cũng như năng suất lao động tăng từ 11 – 19%.
Cạo cao su chế độ D4 giúp tăng năng suất lao động từ 11 – 19%. Ảnh minh họa
Theo tin tức từ Tạp chí Cao su Việt Nam, tại Hội thảo công tác sản xuất nông nghiệp tổ chức ngày 25/5/2015, Phòng Kỹ thuật Nông nghiệp Công ty CP Cao su Đồng Phú đã trình bày 2 thí nghiệm về “Hiệu quả kinh tế kỹ thuật trong ứng dụng nhịp độ thấp D4 ở miệng cạo ngửa” trên cây cao su nhóm I triển khai từ năm 2012 đến 2014.
Với thí nghiệm 1: Kết quả thu được trong 1 năm theo dõi thì, trung bình các nghiệm thức cạo D4 kích thích với tần số 2 – 4 lần/năm có năng suất cá thể cũng như năng suất lao động tăng từ 11 – 19%. Năng suất quần thể kg/ha/năm đạt từ 83 – 89% so với đối chứng cạo D3 kích thích theo quy trình. Hàm lượng cao su khô của các nghiệm thức cạo D4 kích thích 2 – 4 lần trong năm vẫn ở mức cao, tỷ lệ khô mặt cạo trong năm khai thác đầu tiên ở mức rất thấp.
Với thí nghiệm 2: Khi giảm nhịp độ cạo kết hợp với kích thích cho năng suất cá thể tăng. Trung bình các nghiệm thức cạo D4 có năng suất cá thể cũng như năng suất lao động cao hơn cạo D3 là 18%. Năng suất quần thể của D4 đạt 88,1% so với D3. Trung bình hàm lượng cao su khô của các nghiệm thức cạo nhịp độ D4 cao hơn các nghiệm thức cạo nhịp độ D3, tỷ lệ khô mặt cạo của 2 nhịp độ D3 và D4 đều ở mức thấp.
Công ty CP Cao su Đồng Phú đã hoạt động trên 30 năm, là một trong những Công ty Cao su phát triển với lợi nhuận gộp công ty trong 3 tháng đầu năm 2015 đạt 39,2 tỷ đồng, giảm 25% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, tháng 3 là tháng đóng góp chủ yếu trong lợi nhuận 3 tháng đầu năm của công ty với 30,9 tỷ đồng.
Giá bán cao su trung bình là 33,5 triệu đồng/tấn, giảm 29% so với cùng kỳ. Kim ngạch xuất khẩu cao su theo USD chỉ đạt 2,5 triệu USD, giảm tới 39% so với 3 tháng đầu năm 2014.
Công ty cổ phần Cao su Đồng Phú hiện nay có diện tích trên 10.000 ha cao su, với gần 8.000 ha vườn cây đang cho khai thác. Tổ chức nghiên cứu phát triển nâng cao năng suất cao su là một trong những vấn đề mà Cao su Đồng Phú quan tâm nhất hiện nay.
Có thể bạn quan tâm
AT 8-3-8 là sản phẩm của Công ty TNHH MTV Sinh học Nông nghiệp Văn Giang (VAB Co) - một trong những công ty hàng đầu về nghiên cứu, sản xuất và chuyển giao các loại chế phẩm sinh học, phân bón trong sản xuất nông nghiệp và bảo vệ môi trường.
Hiện cây cao su đang trong thời kỳ rụng lá và ra lá non nên rất mẫn cảm với một số sâu, bệnh như nhện đỏ, nhện vàng và bệnh phấn trắng, vàng rụng lá gây ra. Đặc biệt là bệnh phấn trắng thường xuất hiện và gây hại nặng cho cây trong thời kỳ này.
Theo Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh, với diễn biến thời tiết thất thường như hiện nay thì rất dễ làm phát sinh các loại sâu bệnh hại trên cây cao su, nhất là vào thời điểm cây ra lá non, thuận lợi cho các bệnh phấn trắng, héo đen đầu lá, nhện đỏ, nhện vàng phát sinh gây hại.