Anh Nguyễn Văn Minh khởi nghiệp từ mô hình chăn nuôi bò
Anh Nguyễn Văn Minh là đoàn viên thanh niên xã Hiệp Đức, huyện Cai Lậy. Do không có điều kiện để tiếp tục học lên cao, nên sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, anh Minh phải sớm lao vào cuộc mưu sinh phụ giúp gia đình.
Không như các bạn cùng trang lứa lên thành phố tìm việc, anh Minh ở tại quê nhà làm mướn, bán vé số. Anh Minh nhận ra rằng ngay tại quê hương mình có rất nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế hộ gia đình. Sau nhiều năm chăm chỉ lao động, tích lũy được một số vốn, anh Minh đã mạnh dạn mua 2 con bò giống để nuôi.
Anh Minh cho biết: “Hàng ngày tôi vẫn đi làm mướn cho các chủ vườn, chiều về thì cắt cỏ cho bò ăn. Không phụ lòng người chăm sóc, 2 con bò lớn nhanh, khỏe mạnh”. Hiện tại, trong chuồng nhà anh Minh có 12 con bò lớn, nhỏ.
Thời gian đầu chăn nuôi, anh Minh cũng gặp không ít khó khăn do thiếu hiểu biết về kỹ thuật chăm sóc bò và chưa dự tính được thời điểm thuận lợi nhất khi xuất chuồng, dẫn đến chăn nuôi không có lãi. Rút kinh nghiệm từ các lứa chăn nuôi đầu, anh Minh đã tích cực tham dự các buổi tập huấn, hội thảo về kỹ thuật chăn nuôi do Xã đoàn tổ chức. Sau khi đã có những kiến thức căn bản trong chăn nuôi, anh tiếp tục đầu tư nuôi bò, tận dụng đất trống xung quanh nhà để trồng cỏ.
Anh Minh phấn khởi cho biết: “Bò cái đẻ ra tôi để nuôi rồi bán bò thịt. Mỗi con bò thịt nuôi từ 12 - 18 tháng bán được giá từ 40 - 50 triệu đồng. Việc nuôi bò tuy không khó, nhưng để đạt được thành công, người nuôi cần chú trọng khâu chăm sóc, nhất là giai đoạn bò còn nhỏ, vì đây là giai đoạn bò dễ nhiễm bệnh. Để bò phát triển nhanh và hạn chế dịch bệnh, người nuôi cần bổ sung vitamin cho bò, cho bò ăn thêm cám hoặc thức ăn”.
Là một trong những thanh niên đầu tiên ở xã đạt hiệu quả với mô hình nuôi bò, nên đã có nhiều bạn trẻ trong và ngoài xã đến tham quan, học tập kinh nghiệm. Thấy đây là giống vật nuôi cho hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với điều kiện địa phương và có thể nhân rộng, có chút kinh nghiệm nào anh Minh đều nhiệt tình phổ biến cho mọi người.
Điều đáng quý ở anh Minh là tinh thần làm việc không nghỉ ngơi. Được biết, sau khi lập gia đình, khi đã là ông chủ của đàn bò, anh Minh vẫn hàng ngày đi bán vé số, ai thuê gì anh cũng làm. Mỗi sáng anh dậy sớm đi bán hơn 200 tờ vé số; trưa về anh cùng vợ đi cắt cỏ cho bò. Anh Minh chia sẻ: “Là thanh niên, có khả năng lao động nên vợ chồng tôi tận dụng hết thời gian để lao động sản xuất, phát triển kinh tế gia đình”.
Anh Nguyễn Văn Hiền, Bí thư Xã đoàn Hiệp Đức cho biết: “Anh Minh luôn chí thú làm ăn, biết chăm lo cho con cái ăn học. Bằng sự nhạy bén, ham học hỏi, chăm chỉ lao động, kinh tế gia đình anh ngày càng khấm khá. Anh Minh là một trong những thanh niên tiêu biểu của xã, là gương sáng cho thanh niên trong ấp, xã học hỏi và làm theo”.
Có thể bạn quan tâm
Dù được dự báo là tình hình xuất khẩu gạo sẽ khả quan hơn trong vòng 6 tháng cuối năm, nhiều ý kiến cho rằng, doanh nghiệp (DN) cần tiếp tục thay đổi chiến lược xuất khẩu, xuất khẩu theo nhu cầu, mở rộng thêm thị trường mới…
Ông Ngô Văn Xuân - Chủ tịch Hội Nông dân xã Hoà Liên (Hoà Vang, Đà Nẵng) cho biết, tại thôn Trường Định, xã Hoà Liên, có 33 hộ nông dân nuôi tôm thẻ chân trắng với diện tích 26ha. Hiện nay, con tôm đang ở thời kỳ từ 1 tháng rưỡi đến 2 tháng tuổi. Gần đây, bỗng dưng tôm chết hàng loạt làm cho người nuôi điêu đứng.
Ông Lê Thanh Trị (58 tuổi), ở xã Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng, Lâm Đồng, vừa công bố chế tạo thành công chiếc máy tách vỏ xanh quả mắc ca. Chưa hết, ông Trị còn sắp cho ra đời thêm 2 loại máy là máy tách vỏ cứng, máy sấy mắc ca, để hoàn thành dây chuyền bóc tách vỏ và sấy khô mắc ca.
Hàng chục ha thanh long bị thối rễ, teo tóp cành là do nguyên nhân gì? Viện Bảo vệ thực vật đã lấy mẫu đất, rễ để xét nghiệm…
Hiệp hội Mía đường Việt Nam vừa có văn bản gửi các Bộ: Công Thương, Tài chính và NN&PTNT đề nghị bổ sung các quy định để có điều kiện quản lý Thông tư 08 về nhập khẩu đường của Bộ Công Thương.