Anh Huỳnh Tấn Lộc Hơn 20 Năm Gắn Bó Với Cây Sầu Riêng
Năng động, dám nghĩ, dám làm, quyết chí làm giàu và hết lòng vì tập thể là những phẩm chất nổi bật của anh Huỳnh Tấn Lộc, Chủ nhiệm Hợp tác xã (HTX) Sầu riêng Ngũ Hiệp, huyện Cai Lậy.
Anh Huỳnh Tấn Lộc, ở ấp Tân Sơn, xã Ngũ Hiệp. Hôm chúng tôi đến, anh đang tất bật xử lý cho sầu riêng ra hoa để kịp thu hoạch vào dịp Tết Nguyên đán Ất Mùi 2015. Sinh ra và lớn lên ở vùng đất này, anh Lộc gắn bó với cây sầu riêng từ rất sớm. Hiện anh Lộc có 0,8 ha vườn trồng 160 cây sầu riêng hạt lép, giống Monthon và Ri 6.
Anh Lộc chia sẻ: Có thể nói sầu riêng là cây trồng chủ lực của vùng đất này, nông dân phải biết khai thác thế mạnh để làm giàu. Nhờ siêng năng, chịu khó làm ăn, anh đã tích góp tiền xây dựng ngôi nhà khang trang, lo cho con cái ăn học đàng hoàng. Giờ đây, mỗi năm vườn sầu riêng của anh cho lãi hàng trăm triệu đồng, trở thành triệu phú ở vùng đất cù lao trên sông Tiền.
Ngoài đạt được danh hiệu nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi cấp tỉnh 5 năm liền, anh Lộc còn đem về cho mình nhiều giải thưởng trong các cuộc thi trái ngon trong tỉnh và khu vực. Năm 2008, lần đầu tiên anh Lộc đem trái sầu riêng Monthon đi thi “Hội trái ngon” khu vực tại Vĩnh Long và đoạt giải Nhất.
Năm 2013, anh Lộc lại giành giải thưởng tại Hội thi trái ngon của tỉnh Bến Tre. Anh Lộc cho biết: “Anh tham dự các cuộc hội thi để vừa khẳng định, vừa quảng bá cho trái sầu riêng quê mình. Cũng chính nhờ sầu riêng mà anh có được cuộc sống khá giả như ngày hôm nay”.
Được biết, trước đây anh Lộc còn là Chủ nhiệm CLB Làm vườn của xã, nhà anh là nơi thường xuyên diễn ra các cuộc gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm, phổ biến kỹ thuật trồng sầu riêng. Hiện tại, anh Lộc là Chủ nhiệm HTX Sầu riêng Ngũ Hiệp. Anh Lộc cho biết: HTX cũng xuất phát từ CLB Làm vườn trước đây. HTX hiện có 29 hộ dân tham gia với 14 ha trồng sầu riêng theo tiêu chuẩn VietGAP, chủ yếu tập trung ở ấp Tân Sơn.
Là chủ nhiệm HTX, anh Lộc luôn chủ động tìm thị trường, đầu ra cho sản phẩm sầu riêng, tạo điều kiện cho người nông dân vùng đất Ngũ Hiệp làm giàu bằng chính cây sầu riêng. Anh Lộc trăn trở: “Anh đang vận động người dân mở rộng diện tích trồng sầu riêng theo tiêu chuẩn VietGAP, tham gia vào HTX.
Bên cạnh, HTX rất cần sự quan tâm hơn nữa của các cấp, các ngành liên quan trong việc giúp HTX quảng bá sản phẩm sầu riêng, đầu tư phát triển cơ sở vật chất cho HTX, thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao khoa học - kỹ thuật cho nông dân”.
Có thể bạn quan tâm
Vụ Đông xuân 2011 - 2012, nông dân xã Trường Long Tây, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang ký kết hợp đồng nhân giống lúa thơm Jasmine 85 với Công ty Cổ phần Mêkông khoảng 7 ha.
Le le là một loài chim hoang dã, có nhiều ở vùng ĐBSCL. Những năm gần đây, ngày càng có nhiều người săn bắt le le tự nhiên để bán cho các nhà hàng làm món đặc sản. Nắm bắt được nhu cầu tiêu thụ của thị trường và cũng muốn bảo tồn một loài chim có giá trị kinh tế cao, nhiều người đã tìm cách nuôi và cho sinh sản le le. Ông Sa Lê và ông Gồ Sa Ly (cả hai đều là người Chăm) là 2 điển hình nuôi le le thành công ở xã Vĩnh Hanh, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang.
Hơn một tháng nay tôm tít xuất hiện nhiều ở đầm Ô Loan (huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên). Tôm tít xuất hiện nhiều có lợi hay gây hại đối với việc nuôi trồng thủy sản và môi trường trong đầm, rất cần các cơ quan chuyên môn vào cuộc.
Cúm gia cầm là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất hiện nay với ngành chăn nuôi gia cầm, bệnh diễn biến phức tạp, thường ở thể quá cấp và cấp tính gây chết nhanh chóng, hàng loạt khi nhiễm phải làm thiệt hại lớn cho người chăn nuôi.
Mô hình nuôi cá trắm đen đã được các hộ trong tỉnh Nam Định đưa vào nuôi thử nghiệm từ năm 2008. Các hộ nuôi thường cho cá trắm đen, chủ yếu đối với loại cá có trọng lượng trên 1 kg ăn ốc bươu vàng và dắt biển. Cá chỉ ăn ruột ốc, ruột dắt biển, còn lại thải ra môi trường nên lượng vỏ ốc, vỏ dắt biển tồn dư trong ao nhiều, dễ gây ô nhiễm môi trường nước, khiến cá chậm lớn và dễ bị nhiễm bệnh. Các hộ nuôi cá trắm đen ở xã Mỹ Thắng (Mỹ Lộc) những năm qua đều lao đao vì gần như năm nào cá trắm đen cũng bị dịch bệnh.