Anh Huỳnh Tấn Lộc Hơn 20 Năm Gắn Bó Với Cây Sầu Riêng
Năng động, dám nghĩ, dám làm, quyết chí làm giàu và hết lòng vì tập thể là những phẩm chất nổi bật của anh Huỳnh Tấn Lộc, Chủ nhiệm Hợp tác xã (HTX) Sầu riêng Ngũ Hiệp, huyện Cai Lậy.
Anh Huỳnh Tấn Lộc, ở ấp Tân Sơn, xã Ngũ Hiệp. Hôm chúng tôi đến, anh đang tất bật xử lý cho sầu riêng ra hoa để kịp thu hoạch vào dịp Tết Nguyên đán Ất Mùi 2015. Sinh ra và lớn lên ở vùng đất này, anh Lộc gắn bó với cây sầu riêng từ rất sớm. Hiện anh Lộc có 0,8 ha vườn trồng 160 cây sầu riêng hạt lép, giống Monthon và Ri 6.
Anh Lộc chia sẻ: Có thể nói sầu riêng là cây trồng chủ lực của vùng đất này, nông dân phải biết khai thác thế mạnh để làm giàu. Nhờ siêng năng, chịu khó làm ăn, anh đã tích góp tiền xây dựng ngôi nhà khang trang, lo cho con cái ăn học đàng hoàng. Giờ đây, mỗi năm vườn sầu riêng của anh cho lãi hàng trăm triệu đồng, trở thành triệu phú ở vùng đất cù lao trên sông Tiền.
Ngoài đạt được danh hiệu nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi cấp tỉnh 5 năm liền, anh Lộc còn đem về cho mình nhiều giải thưởng trong các cuộc thi trái ngon trong tỉnh và khu vực. Năm 2008, lần đầu tiên anh Lộc đem trái sầu riêng Monthon đi thi “Hội trái ngon” khu vực tại Vĩnh Long và đoạt giải Nhất.
Năm 2013, anh Lộc lại giành giải thưởng tại Hội thi trái ngon của tỉnh Bến Tre. Anh Lộc cho biết: “Anh tham dự các cuộc hội thi để vừa khẳng định, vừa quảng bá cho trái sầu riêng quê mình. Cũng chính nhờ sầu riêng mà anh có được cuộc sống khá giả như ngày hôm nay”.
Được biết, trước đây anh Lộc còn là Chủ nhiệm CLB Làm vườn của xã, nhà anh là nơi thường xuyên diễn ra các cuộc gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm, phổ biến kỹ thuật trồng sầu riêng. Hiện tại, anh Lộc là Chủ nhiệm HTX Sầu riêng Ngũ Hiệp. Anh Lộc cho biết: HTX cũng xuất phát từ CLB Làm vườn trước đây. HTX hiện có 29 hộ dân tham gia với 14 ha trồng sầu riêng theo tiêu chuẩn VietGAP, chủ yếu tập trung ở ấp Tân Sơn.
Là chủ nhiệm HTX, anh Lộc luôn chủ động tìm thị trường, đầu ra cho sản phẩm sầu riêng, tạo điều kiện cho người nông dân vùng đất Ngũ Hiệp làm giàu bằng chính cây sầu riêng. Anh Lộc trăn trở: “Anh đang vận động người dân mở rộng diện tích trồng sầu riêng theo tiêu chuẩn VietGAP, tham gia vào HTX.
Bên cạnh, HTX rất cần sự quan tâm hơn nữa của các cấp, các ngành liên quan trong việc giúp HTX quảng bá sản phẩm sầu riêng, đầu tư phát triển cơ sở vật chất cho HTX, thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao khoa học - kỹ thuật cho nông dân”.
Related news
Thông tin từ Cục Thống kê Đồng Nai cho hay, xuất khẩu cà phê trong tháng 4 chỉ đạt gần 16.540 tấn với kim ngạch gần 43,3 triệu USD, giảm gần 250 tấn so với tháng 3-2015. Tính chung trong 4 tháng đầu năm 2015 thì Đồng Nai xuất khẩu được hơn 66 ngàn tấn với tổng giá trị 154,3 triệu USD, đạt hơn 70% về lượng và trên 80% về giá so với cùng kỳ năm trước.
Quá trình sản xuất khoai lang theo quy trình “thâm canh tổng hợp” có một số điểm mới hơn so sản xuất truyền thống như sử dụng màng phủ, nấm Trichoderma, trồng sả… Nhưng theo các nhà khoa học, đây là giải pháp cần thiết, nếu thực hiện tốt sẽ quản lý rất hiệu quả sâu đục củ khoai lang hiện nay.
Vài năm gần đây trên địa bàn huyện Ðức Trọng, tỉnh Lâm Ðồng, nhiều hộ dân đã trồng loại cà tím giống mới của Thái-lan và Nhật Bản thay thế cho giống cà tím ruột trắng của địa phương, mang lại sản lượng và chất lượng cao hơn hẳn.
Nhằm khai thác tối đa tiềm năng lợi thế đất đai thổ nhưỡng, hạn chế rủi ro trong sản xuất, huyện Sông Hinh (Phú Yên) khuyến khích nông dân phát triển những cây trồng mới, có giá trị kinh tế cao, trong đó có cây mắc ca.
Mắc ca là cây cho quả khô quý hiếm, cây đa tác dụng, trồng dài ngày đem lại giá trị kinh tế cao. Một số vùng ở nước ta đã trồng thử nghiệm thành công và muốn đưa mắc ca vào quy hoạch sản xuất lớn. Tuy nhiên, để phát triển loại cây trồng này thì vẫn còn nhiều nỗi lo.