Ảnh Hưởng Của Hóa Chất Sử Dụng Trong Nuôi Thủy Sản
Nhờ vào việc áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật mà nghề thủy sản càng ngày càng phát triển, năng suất nuôi ngày càng tăng cao, đáp ứng cho nhu cầu xuất khẩu và tiêu dùng sản phẩm thủy sản trong nước.
Bên cạnh đó, việc sử dụng thuốc, hóa chất xử lý môi trường ao nuôi cũng thường xuyên hơn trong suốt vụ nuôi. Tuy nhiên, người ta chưa quan tâm các ảnh hưởng của nó đến sức khỏe người sử dụng và có những biện pháp phòng trừ.
Các loại thuốc và hóa chất thường được người nuôi sử dụng trong quá trình nuôi thủy sản như: vôi CaCO3, thuốc diệt khuẩn BKC, formol, chlorine… Những loại thuốc này đều có những ảnh hưởng ít, nhiều đối với cơ thể con người.
Sau đây chúng tôi xin giới thiệu tác hại của 04 loại hóa chất thường được sử dụng trong nuôi trồng thủy sản: CaCO3, formol, BKC và chlorine đến cơ thể con người để người sử dụng có thể hiểu rõ hơn và chủ động phòng tránh trong quá trình tiếp xúc với 04 loại thuốc trên nói riêng và những hóa chất khác nói chung.
- Đối với vôi CaCO3 thì chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng ở mức độ nhẹ, khi hít vào gây ho, hắt xì, chảy nước mũi nhưng không độc nếu nuốt hay tiếp xúc. Tuy nhiên, nếu tiếp xúc lâu dài có thể gây rối loạn canxi.
- Đối với BKC dạng dung dịch 10% hoặc lớn hơn có thể làm sưng tấy da, niêm mạc và có thể gây chết nếu nuốt vào cơ thể.
- Đối với Formol có mùi hăng rất khó chịu, làm khô biểu bì da, kích thích niêm mạc mũi, chảy nước mũi, đau đầu, mệt mõi. Nếu tiếp xúc nhiều giờ có thể dẫn đến ức chế, ngủ “mê mệt”, làm khô rát họng, khó thở, gây dị ứng.
- Đối với chlorine, dấu hiệu đầu tiên khi tiếp xúc là vết tấy đỏ màng nhầy của bộ máy hô hấp trên và đỏ mắt, tạo cảm giác nóng rát. Những chỗ sưng tấy lan rộng đến ngực gây khó thở, đau co thắt ngực, thở khò khè dẫn đến ho kéo dài, đau sau xương ức. Các cơn ho có thể gây ói, nếu thời gian tiếp xúc lâu và nồng độ chlorine cao sẽ mất ngủ, đau họng, hắt hơi, chảy nước mũi hay nếu nghiêm trọng hơn có thể làm tổn thương mô phổi, giảm huyết áp đột ngột.
Trên đây chỉ là một số hóa chất thường được sử dụng nhiều nhất trong nuôi thủy sản. Thực tế thì người dân còn sử dụng các loại khác nữa. Để bảo vệ sức khỏe của chính mình khi sử dụng các loại thuốc, hóa chất để xử lý ao nuôi, người nuôi thủy sản nên có biện pháp bảo vệ như dùng khẩu trang, không khuấy trộn hóa chất trực tiếp bằng tay, tạt theo chiều gió…
Ngoài ra, cần lưu ý cất giữ hóa chất càng xa càng tốt. Sau khi làm xong phải tắm rửa, vệ sinh sạch sẽ bản thân cũng như dụng cụ bảo hộ.
Related news
Hơn 500 đại biểu là các nhà khoa học, nhà quản lí và DN ngồi chật kín hội trường Trung tâm Hội nghị Quốc tế tham dự Hội thảo Khoa học công nghệ gắn với tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng NTM do Bộ NN-PTNT và Bộ KHCN đồng tổ chức ngày 6/12 tại Hà Nội cho thấy sức hút của khoa học công nghệ (KHCN) với phát triển nông nghiệp hiện rất lớn.
Vụ nuôi tôm hùm năm 2014, các chủ lồng nuôi đã thay đổi hình thức nuôi tôm bằng cách hạn chế tối đa việc sử dụng thức ăn tươi. Cụ thể là sau khi làm vệ sinh lồng bè xong, người nuôi thả tôm hùm con với mật độ 5 con/m2. Trong ba tháng đầu, chủ lồng không cho tôm ăn thức ăn tươi mà chỉ bón phân gây tảo trong từng ô để tạo thức ăn tự nhiên cho tôm.
Mặc dù tổng kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ cấp cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn giai đoạn 2008-2013 khoảng 4.000 tỷ đồng, nhưng có tới 32% chi cho lương và hoạt động bộ máy. Nghiên cứu còn phân tán, thiếu tính đột phá và tính ứng dụng không cao…
Lượng khai thác ổn định là do hằng năm ngành Thủy sản thả bổ sung từ 800.000 đến 1 triệu con cá cho hồ Dầu Tiếng. Mặt khác, ngành thường xuyên thực hiện công tác phối hợp tuyên truyền, kiểm tra trên hồ Dầu Tiếng và sông Vàm Cỏ Đông, kịp thời xử lý vi phạm nên sản lượng khai thác ổn định.
Đầu năm 2014, được sự hỗ trợ của UBND huyện Lạc Dương về hệ thống tưới tiêu, một DN chuyên kinh doanh hoa tươi hỗ trợ về giống và kỹ thuật, đơn vị này còn hứa là sẽ bao tiêu sản phẩm cho nông dân, còn người dân thì bỏ đất, phân và công chăm sóc. UBND xã Đạ Sar đã lựa chọn một số gia đình để thực hiện dự án này với mong muốn sẽ truyền đạt kỹ thuật canh tác hoa, chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho đồng bào DTTS.