An Giang Phát Triển Vùng Trồng Dược Liệu Ở Thất Sơn
An Giang vừa quy hoạch bảo tồn và phát triển cây dược liệu ứng dụng công nghệ cao, kèm theo chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu và chế biến các loại dược liệu tại vùng Thất Sơn.
Theo đó, tại đây đến năm 2020 sẽ phát triển vùng trồng dược liệu 2.000ha và sẽ mở rộng vùng nguyên liệu lên 5.000ha.
Vùng Thất Sơn hiện có 668 loài dược thảo quý hiếm, điều kiện thời tiết và thổ nhưỡng khá thuận lợi để phát triển trồng các cây thuốc.
Bên cạnh xây dựng vùng nguyên liệu, tỉnh sẽ cho nghiên cứu sản xuất giống, quy trình bảo quản, chế biến, chiết xuất các loại dược liệu, đồng thời nghiên cứu sản xuất các sản phẩm thực phẩm chức năng, thuốc chữa bệnh...
Nguồn bài viết: http://tuoitre.vn/tin/kinh-te/20141114/an-giang-phat-trien-vung-trong-duoc-lieu-o-that-son/671492.html
Có thể bạn quan tâm
Để phát triển được ngành mía đường, theo Giáo sư, Tiến sĩ Võ Tòng Xuân, điều quan trọng nhất là phải quan tâm đến giống mía. Thời gian qua, Tập đoàn Thành Thành Công đã nghiên cứu và biết rằng khí hậu, thổ nhưỡng Tây Ninh rất phù hợp cho cây mía sinh trưởng.
Cùng với sự phát triển kinh tế chung của cả nước, thì đời sống của nông dân ngày nay đã được cải thiện rõ rệt, có nhiều hộ vươn lên thoát nghèo và làm giàu trên chính những mảnh vườn, công đất của mình.
Sau một năm triển khai mô hình áp dụng đồng bộ giải pháp quy trình kỹ thuật Tiến Nông và quản lý chặt chẽ theo tiêu chuẩn VietGAP, 4C, cà phê an toàn năng suất cao 5 - 6 tấn nhân/ha cho cây cà phê tại Tây Nguyên nói chung và tỉnh Gia Lai nói riêng.
Nông dân sản xuất vào mùa khô thường gặp khó khăn về nguồn nước. Hệ thống tưới tiết kiệm nước- tưới nhỏ giọt được xem là giải pháp tối ưu trong sản xuất đang được triển khai ở thành phố Sóc Trăng.
Là doanh nghiệp khoa học công nghệ đầu tiên trên địa bàn tỉnh có hơn 30 năm sản xuất giống lúa, rau màu, Công ty cổ phần Giống cây trồng Bắc Giang luôn nỗ lực nghiên cứu, chọn tạo ra những sản phẩm tốt nhất cung ứng đến nông dân.