An Giang Phát Triển Vùng Trồng Dược Liệu Ở Thất Sơn

An Giang vừa quy hoạch bảo tồn và phát triển cây dược liệu ứng dụng công nghệ cao, kèm theo chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu và chế biến các loại dược liệu tại vùng Thất Sơn.
Theo đó, tại đây đến năm 2020 sẽ phát triển vùng trồng dược liệu 2.000ha và sẽ mở rộng vùng nguyên liệu lên 5.000ha.
Vùng Thất Sơn hiện có 668 loài dược thảo quý hiếm, điều kiện thời tiết và thổ nhưỡng khá thuận lợi để phát triển trồng các cây thuốc.
Bên cạnh xây dựng vùng nguyên liệu, tỉnh sẽ cho nghiên cứu sản xuất giống, quy trình bảo quản, chế biến, chiết xuất các loại dược liệu, đồng thời nghiên cứu sản xuất các sản phẩm thực phẩm chức năng, thuốc chữa bệnh...
Nguồn bài viết: http://tuoitre.vn/tin/kinh-te/20141114/an-giang-phat-trien-vung-trong-duoc-lieu-o-that-son/671492.html
Related news

Không ngoài dự kiến của người chăn nuôi có kinh nghiệm ở Bình Định, sau thời gian dài “tuột dốc”, hiện giá các loại gia súc, gia cầm đang bắt đầu tăng cao. Các trang trại đang nô nức tái đàn để cung ứng cho thị trường tết.

Ứng dụng nano bạc là giải pháp hữu hiệu trong xử lý môi trường nước tại các vùng nuôi tôm đang bị ô nhiễm hiện nay.

Tại khu vực Bắc Trung Bộ, mưa kéo dài nhiều ngày nay khiến những vùng thấp trũng có nguy cơ ngập úng rất cao.

Bà Nông Thị Vì - người dân tộc Tày, ở thôn Nà Chạp, xã Quang Thuận, huyện Bạch Thông (Bắc Kạn) đã góp phần xây dựng nên thương hiệu “Quýt ngọt” nức tiếng.

Là một cù lao trên sông Tiền, được phù sa bồi đắp, xã Ngũ Hiệp, huyện Cai Lậy có lợi thế để phát triển vườn chuyên canh cây ăn trái.