An Giang Phát Triển Nuôi Cá Rô Phi Trong Lồng Vèo
Nhằm đa dạng con nuôi thủy sản nước ngọt cung cấp cho người tiêu dùng và xuất khẩu, tỉnh An Giang đã tạo điều kiện cho ngư dân, doanh nghiệp đa dạng hóa và mở rộng diện tích nuôi thủy sản nước ngọt, trong đó nhiều nhất là con cá rô phi hiện đang có thị trường xuất khẩu tốt.
Cá rô phi có tên khoa học là Oreochromis niloticus, được ngư dân tỉnh An Giang thả nuôi từ lâu, nhưng với qui mô nhỏ lẻ. Tuy nhiên hiện nay đang có nhu cầu xuất khẩu rất mạnh. Hiện đang hấp dẫn các doanh nghiệp và ngư dân thả nuôi.
Để cung ứng cá rô phi giống cho các vùng nuôi xuất khẩu của doanh nghiệp và hộ ngư dân, Trung tâm giống thủy sản tỉnh An Giang đã phối hợp với Công ty New Horizon (Israel) tiếp nhận 150 nghìn con cá rô phi dòng mới (ND34) để nuôi thử nghiệm và tiếp nhận chuyển giao quy trình sản xuất cá rô phi đơn tính với 10.000 con bố mẹ, cung cấp cho thị trường 100.000 con giống chất lượng, có hình dáng màu sắc đẹp, kích cở đồng đều.
Bên cạnh đó Công ty cổ phần Nam Việt còn đầu tư trại sản xuất con giống để tự cung cấp cho vùng nuôi của công ty và các cơ sở hộ ngư dân, nhằm đảm bảo chất lượng con giống, có tốc độ tăng trưởng nhanh, trọng lượng lớn, năng suất cao
Theo Chi cục thủy sản tỉnh An Giang, Hiện nay thị trường xuất khẩu cá rô phi rất đa dạng sang Đài Loan, Trung Quốc dưới hai dạng cá philê và nguyên con, có giá xuất rất cao, đã thúc đẩy các doanh nghiệp trong tỉnh mở rộng vùng nuôi, tăng số lượng lồng, vèo trên sông, đây còn là hướng đi mới của doanh nghiệp chế biến thủy sản tỉnh An Giang.
Đến thời điểm này toàn tỉnh An Giang có 345 hộ ngư dân thả nuôi cá rô phi trong 926 lồng vèo và Công ty Cổ phần Nam Việt đang đầu tư 6 vùng nuôi với 2.532 vèo; Công ty Cổ phần XNK thủy sản An Mỹ thả nuôi 180 vèo, khả năng đạt tổng sản lượng trên 22 nghìn tấn/năm. Hiện nay bình quân mỗi ngày Công ty Nam Việt có công suất chế biến 120 tấn cá nguyên liệu.
Tỉnh An Giang có chủ trương tận dụng hệ thống lồng, vèo, bè nuôi cá trên sông không hiệu quả chuyển đổi sang nuôi thương phẩm cá rô phi, nhằm duy trì và phát triển làng nghề nuôi cá bè truyền thống; Đẩy mạnh sản xuất con giống rô phi chất lượng cao phục vụ cho nuôi thương phẩm và tiến tới quy hoạch vùng nuôi cá rô phi trên sông, đảm bảo môi trường, tăng chất lượng, giá trị sản phẩm và giải quyết lao động an sinh xã hội.
Trước đó UBND tỉnh An Giang đã có quyết định phê duyệt đầu tư nuôi thí điểm 460 vèo cá rô phi trên sông hậu thuộc xã Bình Thạnh (huyện Châu Thành) của Công ty Cổ phần Nam Việt trong 2 vụ, từ tháng 1/2015 - tháng 3/2016 đảm bảo không ảnh hưởng đến giao thông thủy nội địa, giảm thiểu tác động môi trường và có sự giám sát quan trắc môi trường định kỳ, thu mẫu phân tích các chỉ số ô nhiễm môi trường trong suốt quá trình nuôi thí điểm...
Có thể bạn quan tâm
Không chỉ sáng tạo bằng cách đưa Chương trình Mỗi xã, phường một sản phẩm (OCOP) vào xây dựng nông thôn mới, tỉnh Quảng Ninh còn đặc biệt nhấn mạnh vai trò của các hợp tác xã trong Chương trình OCOP.
Không chỉ tạo việc làm cho hàng chục người, Hợp tác xã Sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nấm Sáng Thiện (HTX Nấm Sáng Thiện) ở xã Quảng Tiến, huyện Sóc Sơn, Hà Nội còn là địa chỉ dạy nghề tin cậy của nhiều học viên.
Cùng một lúc kiêm nhiệm nhiều vị trí công việc, vừa là chi hội trưởng nông dân (ND), phó chủ nhiệm câu lạc bộ nuôi ong, y tá thôn… nhưng ở cương vị nào ông Nguyễn Trọng Hùng, thôn Phú Tân, xã Tây Hiếu, thị xã Thái Hoà (Nghệ An) đều hoàn thành tốt công việc của mình.
Cây bưởi Diễn khi bón NPK Văn Điển cành cây khỏe, lá màu xanh sáng, khi chín vỏ quả mỏng nhẵn, màu da đồng, tôm mọng nước, ngọt thanh và bảo quản được lâu. Lựa chọn phân Văn Điển để sản xuất rau, quả an toàn là giải pháp hợp lý .
Giá heo đang có dấu hiệu “ấm” dần lên, nhu cầu thực phẩm cho mùa tết tăng cao, trong khi giá thức ăn chăn nuôi giảm... là những thuận lợi giúp nhiều nông dân, chủ trang trại vùng Đông Nam Bộ hào hứng tái đàn, chăn nuôi phục vụ tết.