An Giang Phát Triển Nuôi Cá Rô Phi Trong Lồng Vèo
Nhằm đa dạng con nuôi thủy sản nước ngọt cung cấp cho người tiêu dùng và xuất khẩu, tỉnh An Giang đã tạo điều kiện cho ngư dân, doanh nghiệp đa dạng hóa và mở rộng diện tích nuôi thủy sản nước ngọt, trong đó nhiều nhất là con cá rô phi hiện đang có thị trường xuất khẩu tốt.
Cá rô phi có tên khoa học là Oreochromis niloticus, được ngư dân tỉnh An Giang thả nuôi từ lâu, nhưng với qui mô nhỏ lẻ. Tuy nhiên hiện nay đang có nhu cầu xuất khẩu rất mạnh. Hiện đang hấp dẫn các doanh nghiệp và ngư dân thả nuôi.
Để cung ứng cá rô phi giống cho các vùng nuôi xuất khẩu của doanh nghiệp và hộ ngư dân, Trung tâm giống thủy sản tỉnh An Giang đã phối hợp với Công ty New Horizon (Israel) tiếp nhận 150 nghìn con cá rô phi dòng mới (ND34) để nuôi thử nghiệm và tiếp nhận chuyển giao quy trình sản xuất cá rô phi đơn tính với 10.000 con bố mẹ, cung cấp cho thị trường 100.000 con giống chất lượng, có hình dáng màu sắc đẹp, kích cở đồng đều.
Bên cạnh đó Công ty cổ phần Nam Việt còn đầu tư trại sản xuất con giống để tự cung cấp cho vùng nuôi của công ty và các cơ sở hộ ngư dân, nhằm đảm bảo chất lượng con giống, có tốc độ tăng trưởng nhanh, trọng lượng lớn, năng suất cao
Theo Chi cục thủy sản tỉnh An Giang, Hiện nay thị trường xuất khẩu cá rô phi rất đa dạng sang Đài Loan, Trung Quốc dưới hai dạng cá philê và nguyên con, có giá xuất rất cao, đã thúc đẩy các doanh nghiệp trong tỉnh mở rộng vùng nuôi, tăng số lượng lồng, vèo trên sông, đây còn là hướng đi mới của doanh nghiệp chế biến thủy sản tỉnh An Giang.
Đến thời điểm này toàn tỉnh An Giang có 345 hộ ngư dân thả nuôi cá rô phi trong 926 lồng vèo và Công ty Cổ phần Nam Việt đang đầu tư 6 vùng nuôi với 2.532 vèo; Công ty Cổ phần XNK thủy sản An Mỹ thả nuôi 180 vèo, khả năng đạt tổng sản lượng trên 22 nghìn tấn/năm. Hiện nay bình quân mỗi ngày Công ty Nam Việt có công suất chế biến 120 tấn cá nguyên liệu.
Tỉnh An Giang có chủ trương tận dụng hệ thống lồng, vèo, bè nuôi cá trên sông không hiệu quả chuyển đổi sang nuôi thương phẩm cá rô phi, nhằm duy trì và phát triển làng nghề nuôi cá bè truyền thống; Đẩy mạnh sản xuất con giống rô phi chất lượng cao phục vụ cho nuôi thương phẩm và tiến tới quy hoạch vùng nuôi cá rô phi trên sông, đảm bảo môi trường, tăng chất lượng, giá trị sản phẩm và giải quyết lao động an sinh xã hội.
Trước đó UBND tỉnh An Giang đã có quyết định phê duyệt đầu tư nuôi thí điểm 460 vèo cá rô phi trên sông hậu thuộc xã Bình Thạnh (huyện Châu Thành) của Công ty Cổ phần Nam Việt trong 2 vụ, từ tháng 1/2015 - tháng 3/2016 đảm bảo không ảnh hưởng đến giao thông thủy nội địa, giảm thiểu tác động môi trường và có sự giám sát quan trắc môi trường định kỳ, thu mẫu phân tích các chỉ số ô nhiễm môi trường trong suốt quá trình nuôi thí điểm...
Related news
Tại thôn Aró (xã Lăng), UBND huyện Tây Giang vừa tổ chức khởi công công trình khai hoang đồng ruộng, thủy lợi.
Sau khi tiến hành rà soát và đánh giá thực tế, các đơn vị liên quan vừa tham mưu UBND tỉnh phê duyệt danh sách 56 xã được chọn để phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới trong giai đoạn 2016 - 2020.
Nghị định 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn có hiệu lực kể từ ngày 25.7.2015 đã mở rộng đối tượng vay vốn, nâng gấp đôi mức cho vay không cần tài sản đảm bảo hay cơ cấu lại thời gian trả nợ…
Từ nguồn vốn của Chương trình dự án 135, đến nay huyện Đông Giang đã triển khai thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo, xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn cho người dân trên địa bàn.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Trí Thanh chủ trì buổi làm việc với lãnh đạo Sở NN&PTNT , Sở Tài nguyên - môi trường, Sở Kế hoạch - đầu tư, Ban quản lý Khu kinh tế mở Chu Lai và các địa phương ven biển để bàn và đề ra giải pháp nuôi thủy sản ở vùng đông của tỉnh.