An Giang Đứng Đầu Về Xã Hội Hóa Giống Lúa
Theo đánh giá của Viện Nghiên cứu phát triển ĐBSCL: “Với diện tích sản xuất lúa giống năm 2013 của An Giang là 22.338 héc-ta, sản lượng lúa giống đưa ra thị trường cả nước 138.500 tấn, An Giang trở thành tỉnh đứng đầu về xã hội hóa giống lúa”.
Chương trình xã hội hóa giống lúa tỉnh An Giang bắt đầu từ năm 2000, sau 13 năm phát triển, đã có 4.500 hộ tham gia sản xuất lúa giống. Chương trình góp phần nâng cao chất lượng gạo xuất khẩu của An Giang nói riêng và cả nước nói chung, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu. Để sản xuất 1.600.000 héc-ta, ĐBSCL cần 150.000 tấn giống, trong đó An Giang cung cấp 138.500 tấn, chiếm 92,3%.
Có thể bạn quan tâm
Với mục đích hài hòa các tiêu chuẩn và tháo gỡ sự lúng túng giữa các tiêu chuẩn khác nhau, năm 2013, đại diện các nhà sản xuất và XK tôm ASEAN đã thống nhất ý tưởng xây dựng Bộ tiêu chuẩn chung cho tôm ASEAN.
Diệt sâu hồng trên bưởi da xanh không cần bao trái. Đó là kinh nghiệm của ông Nguyễn Văn Hồng Vân - Tổ trưởng Tổ liên kết sản xuất bưởi da xanh (tổ 1), ở ấp 4 - xã Bình Hòa (Giồng Trôm - Bến Tre).
Tháng 3 là thời gian đỉnh điểm của vụ thu hoạch cau ở miền núi Sơn Tây (Quảng Ngãi). Thế nhưng tại các khu vườn, vùng đồi, triền dốc, hàng trăm ngàn cây cau với quả chín đầy trên buồng, phía dưới gốc rơi vãi đầy quả chín nhưng vẫn vắng người thu hoạch.
Còn về nhập khẩu nguyên liệu, khách hàng quốc tế có cam kết của các nước Tây Phi thì năm 2014, các nước này sẽ dành nguyên liệu điều thô bán cho Việt Nam, đủ để cân đối nguyên liệu chế biến của các nhà máy.
Theo dự báo thời tiết từ tháng 3 đến tháng 4 diễn biến rất phức tạp, đây là giai đoạn tôm thiệt hại cao nhất đã được thống kê, rút kinh nghiệm từ nhiều năm qua. Ngành Nông nghiệp Sóc Trăng khuyến cáo các vùng nuôi tôm nước lợ trong tỉnh không nên thả giống để tránh thiệt hại mà tập trung vào khâu xử lý ao nuôi, thận trọng hơn trong chọn giống để hạn chế thấp nhất rủi ro cho vụ nuôi năm 2014