Ăn gian trọng lượng tôm bằng chiêu bơm hóa chất

Để thu được lợi nhuận cao, một số cơ sở kinh doanh thủy sản đã bơm hóa chất lạ vào tôm nhằm mục đích tăng trọng lượng một cách bất chính.
Ngày 26/7, Phòng Cảnh sát Phòng chống tội phạm về môi trường (PC49) Công an tỉnh Thừa Thiên- Huế đã phát hiện và bắt quả tang hai cơ sở đang sử dụng tạp chất lạ để bơm vào tôm sú.
Theo đó, 2 cơ sở kinh doanh là Thân Huệ do ông Lê Văn Thân ( 47 tuổi) làm chủ và Hồng Nhung do ông Võ Mạnh Hùng (45 tuổi) làm chủ cùng có địa chỉ tại đường Kinh Dương Vương, tổ dân phố Tân Dương, thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang.
Đây là 2 cơ sở hoạt động từ năm 2012, thường xuyên thu mua tôm chết, bơm tạp chất nhằm tăng trọng lượng rồi cung cấp cho các nhà hàng tiệc cưới trên địa bàn tỉnh.
Trong quá trình kiểm tra, lực lượng Công an đã bắt quả tang các nhân viên của các cơ sở sử dụng kim tiêm để đưa mẫu tạp chất màu trắng đục vào thân tôm. Lực lượng công an đã thu giữ tang vật gồm 150kg tôm sú đã chết, 202 kg tạp chất và 80 kim tiêm.
Hiện lực lượng công an đã tiến hành gửi mẫu phân tích kiểm nghiệm thực phẩm để tiếp tục điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.
Related news

Từng gắn bó với cây cà phê hơn 15 năm nhưng nhìn đi nhìn lại số tiền thu được cũng chỉ đủ trang trải các chi phí sinh hoạt, nuôi con ăn học, có lúc còn rơi vào cảnh nợ nần khi giá cà phê xuống thấp. Sau nhiều lần trăn trở, bàn tính, năm 2006, vợ chồng anh Nguyễn Gia Thiện ở thôn 9 (xã Ea Riêng, huyện MDrak, tỉnh Dak Lak) quyết định chuyển đổi hướng phát triển kinh tế sang chăn nuôi heo siêu nạc.

Từ tháng 4-2012 đến nay, cá tra nguyên liệu liên tục rớt giá thảm hại, thậm chí xuống dưới mức giá thành sản xuất làm cho người nuôi cá tra rơi vào tình cảnh khốn khó triền miên.

Nông dân Trần Thái Hưng (tư Hưng, ấp Mỹ Thành, xã Định Mỹ, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang) là người đã thành công với mô hình nhân lúa giống xác nhận 1 và thu lợi nhuận gấp đôi so với việc sản xuất lúa hàng hóa.

Tỉnh Đồng Tháp có diện tích nuôi cá tra lớn và trải đều ở hầu hết các huyện, thị trong tỉnh. Tuy nhiên, qua thẩm định của các ngành chức năng cho thấy vẫn còn một số vùng nuôi chưa đảm bảo về môi trường. Theo qui hoạch, đến năm 2020, toàn tỉnh Đồng Tháp sẽ có vùng nuôi cá tra đạt tiêu chuẩn với tổng diện tích 2.400 ha. Hiện nay toàn tỉnh có 1.400 ha nằm trong vùng nuôi cá tra, ngoài ra còn có đến 225 ha nuôi ngoài quy hoạch, gây khó khăn cho việc quản lý. Tình trạng trên xảy ra chủ yếu tại 03 huyện Tân Hồng, Tam Nông và Thanh Bình.

Ngày 23/11, Ban thực hiện Dự án 3PAD thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Kạn đã tổ chức Hội thảo mô hình nuôi cá rô phi đơn tính tại xã Yến Dương (Ba Bể).