Ấn Độ Kỳ Vọng Sản Xuất 95.000 Tấn Cao Su Niên Vụ 2014-2015

Bà Sheela Thomas, Chủ tịch Ủy ban Cao su Ấn Độ, cho biết sản lượng cao su tự nhiên của Ấn Độ ước đạt 85.000 tấn trong niên vụ 2013-2014.
Đất nước Nam Á này đang hướng tới mục tiêu sản xuất 95.000 tấn cao su tự nhiên trong niên vụ 2014-2015.
Phát biểu với các phóng viên, bà Thomas cho biết: "Chúng tôi ước tính sản lượng cao su sẽ cao hơn 90.000 tấn. Tuy nhiên, do điều kiện khí hậu và giá cao su tự nhiên thấp nên sản lượng đã đi xuống.”
Trung Quốc - nước tiêu thụ cao su tự nhiên lớn nhất thế giới, thường nhập khẩu số lượng lớn cao su trong hai tháng đầu năm. Tuy nhiên, năm nay Trung Quốc đã giảm nhập khẩu vì vậy đã dẫn đến sự sụt giảm nhu cầu toàn cầu cùng với kinh tế khó khăn đã khiến giá cao su giảm mạnh.
Trung Quốc đã nhập khẩu 27.000 tấn cao su đến tháng 1/2014 và dự kiến sẽ chạm mốc 30.000 tấn vào ngày 31/3.
Canh tác cao su cũng đang được mở rộng ở một số vùng của Karnataka, Odissha, Maharashtra và Goa. Bên cạnh đó, tại Kerala nhiều đồn điền cũng mọc lên ở hầu hết các huyện phía Bắc của Kasaragod và tỉnh Tripura có khoảng 60.000ha được đưa vào để trồng cao su.
Có thể bạn quan tâm

Tại thôn Công Dồn (xã Zuôih, huyện Nam Giang, Quảng Nam), hơn 10 năm qua, hàng chục hộ dân nơi đây đã có biện pháp bảo vệ hàng ngàn cây ươi ở địa phương, nhằm tránh loài cây quý hiếm này bị hủy diệt.

Tin từ Vườn quốc gia (VQG) Cát Tiên cho biết, đơn vị này vừa nuôi trồng thử nghiệm thành công nấm Hoàng Bạch (tên khoa học là Pleurotus Cornucopiae - ảnh).

Hoa ngâu chính vụ năm nay ở Phù Mỹ (Bình Định) mất mùa nhưng giá bán cao hơn so cùng vụ năm ngoái. “Nguyên nhân ngâu mất mùa là do nắng nóng kéo dài, ngâu héo hoa, không nở hạt; sản lượng giảm”- ông Nguyễn Văn Thu, thôn Diêm Tiêu, Thị trấn (TT) Phù Mỹ, nhiều năm gắn bó cây ngâu cho biết.

Theo Bộ NN&PTNT, trong năm 2012, lượng tồn dư mặt hàng đường trong nước khoảng trên 70.000 tấn, muối cũng tồn một lượng tương đương. Nguy cơ dư thừa nguồn hàng đang trở thành nỗi lo cần giải quyết.

Anh Đặng Chí Linh là Bí thư Chi đoàn ấp Lung Ngang, xã Tam Giang, huyện Năm Căn (Cà Mau). Linh được đánh giá là Bí thư chi đoàn luôn luôn đi đầu trong lĩnh vực phát triển kinh tế, trong đó, tiêu biểu là mô hình trồng điều trên đất nuôi tôm.