Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ai Cứu Vườn Dừa Bến Tre?

Ai Cứu Vườn Dừa Bến Tre?
Ngày đăng: 28/06/2012

Giá dừa tuột dốc thấp nhất trong hàng chục năm qua, đời sống người dân trên xứ dừa này gặp nhiều khó khăn, nhiều hộ dân phá bỏ vườn dừa...

Tỉnh Bến Tre có gần 60.000 ha vườn dừa, đây là địa phương có diện tích cây dừa lớn nhất cả nước. Do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới, gần đây trái dừa và các sản phẩm từ dừa ở tỉnh Bến Tre liên tục giảm giá. Ở thời điểm này, giá dừa tuột dốc thấp nhất trong hàng chục năm qua. Đời sống người dân trên xứ dừa này gặp nhiều khó khăn, nhiều hộ dân phá bỏ vườn dừa để chuyển sang mục đích khác. Giải pháp nào để cứu vãn cho vườn dừa thương phẩm? Câu hỏi này đến nay vẫn chưa tìm được tìm được lời đáp.

Bế tắc đầu ra

Đến tỉnh Bến Tre những ngày này, mọi người dễ dàng chứng kiến cảnh trái dừa ế ẩm. Tại các khu vườn, trái dừa khô rụng đầy gốc dừa. Dọc theo các tuyến đường giao thông, trái dừa khô chất thành đống đang chờ thương lái. Nhà vườn tỉnh Bến Tre cho biết, chưa có bao giờ đầu ra của trái dừa bế tắc như bây giờ. Hiện tại, giá dừa khô được thương lái thu mua ở mức trên dưới 15.000 đồng/chục, tương đương khoảng 1.000 đồng/trái. Với mức giá này chỉ bằng 1/10 so với cùng thời điểm năm ngoái.

Tại nhiều địa phương vùng sâu, vùng xa trong tỉnh Bến Tre, nông dân không bán được trái dừa khô phải để lên chồi, bỏ phế. Ông Nguyễn Văn Lường, nhà vườn xã Mỹ Thanh An (thành phố Bến Tre) nhẩm tính: “1 ha trồng dừa chỉ thu được 15 triệu đồng/năm, nếu trừ đi chi phí cho nhân công thu hoạch dừa, thuốc… thì còn chưa đến 10 triệu đồng. Trong khi đó một trái bưởi da xanh hiện nay giá trị bằng 30 trái dừa. Như vậy cây dừa hiện nay thu nhập thấp nhất so với tất cả các lọai cây ăn trái. Nếu nhà nước không có giải pháp nào cứu vãn vườn dừa chắc nông dân phá bỏ dừa hết”.

Theo Hiệp hội Dừa Bến Tre, mỗi năm vườn dừa của tỉnh Bến Tre cung ứng cho thị trường trên 420 triệu trái, đạt 40% giá trị xuất khẩu của toàn tỉnh. Các mặt hàng từ dừa có thể chế biến ra 100 mặt hàng để xuất khẩu ra 80 quốc gia và vùng lãnh thổ; trong đó chủ lực vẫn là cơm dừa nạo sấy. Thời gian qua, đầu ra của trái dừa vẫn bị phụ thuộc vào thị trường ngoài nước; trong đó Trung Quốc tiêu thụ khoảng 35%, các nước Trung Đông, Bắc Phi tiêu thụ khoảng 50% sản phẩm từ dừa.

Gần 1 năm qua, giá dừa liên tục giảm, do tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu. Riêng khu vực Trung Đông - một trong những thị trường tiêu thụ dừa Bến Tre còn bị bất ổn về chính trị. Đầu ra trái dừa thương phẩm bị thu hẹp nên đời sống người trồng dừa và hoạt động các doanh nghiệp chế biến dừa gặp nhiều khó khăn. Toàn tỉnh Bến Tre có 80% dân số trồng dừa; 10 doanh nghiệp và gần 100 cơ sở sản xuất chế biến các sản phẩm từ dừa giải quyết việc làm cho khoảng 50.000 lao động.

Người trồng dừa hoang mang

Theo thống kê, ở thời điểm này sản lượng dừa khô ở tỉnh Bến Tre tồn đọng trong dân khoảng 60 triệu trái. Doanh nghiệp và nhà vườn đang loay hoay tìm kiếm đầu ra cho trái dừa. Thời gian qua, Tỉnh ủy - UBND tỉnh Bến Tre đã có nhiều cuộc họp với các ngành hữu quan, các doanh nghiệp và nhà vườn để bàn giải pháp khắc phục khó khăn cho trái dừa.

UBND tỉnh Bến Tre ban hành chỉ thị về việc ổn định giá dừa nguyên liệu trong tỉnh; trong đó nêu ra hàng loạt các giải pháp các cấp các ngành liên quan phải khẩn trương thực hiện để cứu nguy cho người trồng dừa. Bến Tre kiến nghị TW miễn thu thuế xuất khẩu dừa. Tuy nhiên mặt hàng dừa vẫn trong tình trạng “cung vượt cầu”.

Có thể bạn quan tâm

Nuôi Ba Ba Trong Ruộng Lúa Nuôi Ba Ba Trong Ruộng Lúa

"Một năm SX nông nghiệp không đạt lợi nhuận 100 triệu đ/ha trở lên là không đủ chi phí cho gia đình 7 người", vợ chồng ông Dương Văn Thắng ở xã Long An (Long Hồ, Vĩnh Long) chia sẻ.

03/11/2014
Đồng Bằng Sông Cửu Long Đầu Tư Phát Triển Nghề Nuôi Tôm Đồng Bằng Sông Cửu Long Đầu Tư Phát Triển Nghề Nuôi Tôm

Theo dự báo của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2014 phấn đấu đạt 7 tỉ USD; trong đó riêng mặt hàng tôm là 3,5 tỉ USD, chiếm 50% về giá trị. Có thể nói, con tôm đang trở thành sản phẩm xuất khẩu chủ lực của ngành thủy sản, thế nhưng điều nghịch lý là hàng loạt hộ nuôi tôm ở ĐBSCL luôn phập phồng nỗi lo thua lỗ bởi dịch bệnh tràn lan và giá cả lên xuống thất thường...

03/11/2014
Liên Kết Vùng Để Nghề Nuôi Cá Tra Phát Triển Liên Kết Vùng Để Nghề Nuôi Cá Tra Phát Triển

Từ năm 2010 đến nay, Sóc Trăng không còn công nghiệp chế biến cá tra xuất khẩu, toàn bộ sản lượng cá thương phẩm đều bán cho các tỉnh lân cận. Theo thống kê của ngành thì người nuôi cá tra ở Sóc Trăng bị thua lỗ liên tục từ năm 2008 đến nay do chi phí đầu vào cao hơn từ 1.200 đến 2.500 đồng trên 1kg cá thương phẩm.

03/11/2014
Hiệu Quả Kinh Tế Cao Từmô Hình Nuôi Cá Chép V1 Làm Chính Hiệu Quả Kinh Tế Cao Từmô Hình Nuôi Cá Chép V1 Làm Chính

Chúng tôi tới thăm gia đình anh Trần Văn Dương khi anh đang cho cá ăn, dù đang bận tay với công việc nhưng gương mặt không giấu được niềm vui, anh nhẩm tính: “Với 4.000 m2 diện tích ao nuôi cá chép V1 làm chính, qua 4 tháng nuôi, tôi thấy cá lớn nhanh, trọng lượng trung bình đạt khoảng 400gam/con, với giá thị trường hiện nay là 35.000 đồng/kg, gia đình có thể thu lợi nhuận khoảng 27 triệu đồng”.

03/11/2014
Ninh Bình Nhân Rộng Mô Hình Nuôi Tôm Chân Trắng Theo VietGAP Ninh Bình Nhân Rộng Mô Hình Nuôi Tôm Chân Trắng Theo VietGAP

Những năm gần đây, tình trạng ô nhiễm môi trường tăng, tình hình biến đổi khí hậu và những khó khăn trong việc phát triển nuôi trồng thủy sản theo kiểu truyền thống đã ảnh hưởng không nhỏ đến ngành nuôi trồng thủy sản của Việt Nam. Nguyên nhân chủ yếu là chưa kiểm soát được 04 loại mối nguy gây mất an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh, an toàn môi trường và an toàn lao động.

03/11/2014