Trang chủ / Cây công nghiệp / Cây mía

8 Giống Mía Cho Miền Trung, Tây Nguyên

8 Giống Mía Cho Miền Trung, Tây Nguyên
Ngày đăng: 30/04/2014

Trong những năm qua Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng miền Trung, Tây Nguyên đã thực hiện khảo nghiệm VCU (khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng) nhiều giống mía mới và khuyến cáo các tỉnh Nam Trung bộ,

Tây Nguyên sử dụng 8 giống sau:

1. Giống ROC 22

Thời gian mía chín từ 328 - 345 ngày (tức 11 - 11,5 tháng), riêng vụ mía gốc là 315 - 330 ngày (10,5 - 11 tháng). Mía đẻ nhánh rất khoẻ, tái sinh gốc tốt; lóng dài từ 10 - 13 cm, có 31 - 34 lóng/thân. Cây cao từ 312 - 360 cm, chiều cao nguyên liệu 282 - 330 cm.

Năng suất mía cây từ 90 - 120 tấn/ha; hàm lượng đường CCS từ 12 - 16%. Chịu hạn tốt, cứng cây, ít nhiễm bệnh thối đỏ ngọn… ROC22 thích ứng rộng trên nhiều loại đất khác nhau tại vùng duyên hải Nam Trung bộ, Tây Nguyên như đất cát, phù sa, đất đỏ vàng, đất đen.

2. Giống K95-156 (PL 310 x U-thong 1)

Thân to, lóng hình trụ, không đều cây. Bẹ lá màu xanh, có sáp phủ rất ít long. Cây mộc mầm khoẻ, đồng đều, đẻ nhánh khoẻ, tốc độ vươn lóng nhanh, có khả năng chống chịu sâu đục thân, bệnh than; chịu hạn tốt, không bị đổ ngã, lưu gốc tốt. Năng suất có thể đạt 100 tấn/ha.

Hàm lượng đường cao, CCS đạt 10 - 13%. Trồng được nhiều loại đất khác nhau, thích hợp vùng đất có độ phì cao, thâm canh cao và chủ động nước tưới.

3. Giống K88-200 (ROC1 x CP63-588)

Dáng bụi hơi xoè, lóng gốc sít, lá già hơi cong. Thân to, lóng hình trụ, có nhiều sáp phủ. Mầm hình tròn, đai rễ 3 - 4 hàng; bẹ lá màu xanh ẩn vàng; phiến lá dài, hơi rộng…

Tốc độ vươn lóng chậm giai đoạn đầu, giai đoạn sau nhanh, mật độ cây hữu hiệu cao; kháng sâu bệnh, đổ ngã nhẹ, khả năng lưu gốc tốt. Là giống chín muộn, chữ đường CCS khá, đạt 10 - 12%. Trồng được nhiều loại đất khác nhau, thích hợp vùng đất có độ phì cao, thâm canh cao và chủ động nước tưới.

4 .Giống KK2 (K85-2 x K88-200)

Bụi hơi xoè, dáng ngọn chụm xiên; lá, thân trung bình, cây đều. Mắt mầm hình ngũ giác, to; rễ không đều; bẹ lá có sáp nhiều, không có tai lá; phiến lá trung bình, dày, cứng. Mọc mầm và đẻ nhánh cao, sớm, tốc độ vươn lóng mạnh. Mật độ cây hữu hiệu cao và rất đồng đều, tái sinh gốc tốt.

Thích ứng trên vùng đất cao, chịu hạn tốt. Năng suất thâm canh có thể đạt 80 - 100 tấn/ha; CCS trung bình đạt 12 - 13%. Trồng được trên nhiều loại đất, thích hợp nhất ở vùng đất có độ phì cao, thâm canh cao và chủ động nước tưới.

5. Giống LK92-11 (K84-200 x Ehaew)

Dáng bụi gọn, lóng gốc sít trung bình; thân trung bình, đều cây, lóng hình trụ. Mầm hình trứng, không có chùm long; đai sinh trưởng hẹp, lồi, có màu vàng sáng. Đai rễ có 2 - 3 hàng điểm rễ xếp không đều; bẹ lá màu xanh, có 1 tai lá trong ngắn; phiến lá dài rộng trung bình, lá dày.

Giống mía này mọc mầm khoẻ, đẻ nhánh mạnh, mật độ cây hữu hiệu cao; không bị đổ ngã. Là giống mía mía chín trung bình, hàm lượng đường cao CCS đạt 11-12%. Trồng được trên nhiều loại đất, thích hợp nhất ở vùng đất có độ phì cao, thâm canh cao và chủ động nước tưới.

6. Giống K95-84 (K90-79 x K84-200)

Dáng bụi hơi xoè, lóng gốc sít, rễ phụ trung bình; thân to, không đều cây, lóng hình trụ. Mầm hình ngũ giác, to, lồi. Đai sinh trưởng hẹp, lồi; đai rễ có 3 - 4 hàng điểm rễ xếp không đều. Bẹ lá màu xanh ẩn tím, có 2 tai lá. Lá thìa trung bình. Cổ lá to hình chữ nhất.

Giống mía này mọc mầm khoẻ, đẻ nhánh nhiều, mật độ cây cao, vươn lóng nhanh, kháng sâu bệnh hại, ít đổ ngã, khả năng lưu gốc tốt. Năng suất mía cao, đất đủ độ ẩm đạt 130 tấn/ha. Có hàm lượng đường cao, CCS đạt 12 -13%. Trồng được trên nhiều loại đất, thích hợp nhất ở vùng đất có độ phì cao, thâm canh cao và chủ động nước tưới.

7. Giống K88-92 (U-Thong 1 x PL 310)

Dáng bụi xoè, lóng gốc sít, dáng gọn chụm xiên. Thân to, đều cây. Mầm to, hình chữ nhật. Đai sinh trưởng lồi, màu sáng trong. Đai rễ có 2 - 3 hàng điểm rễ đều. Bẹ lá ít lông; có 2 tai lá, tai lá trong ngắn; lá thìa ngắn, cổ lá hình tam giác.

Giống mía này mọc mầm khoẻ, đẻ nhánh tốt, tốc độ vươn lóng nhanh, mật độ cây hữu hiệu cao. Kháng sâu bệnh, bị đổ ngã nhẹ, không trỗ cờ, khả năng lưu gốc tốt. Năng suất mía cây cao, đạt trên 140 tấn/ha. Là giống mía chín muộn, có hàm lượng đường khá CCS đạt trên 11%. Trồng được trên nhiều loại đất, thích hợp nhất ở vùng đất có độ phì cao, thâm canh cao và chủ động nước tưới.

8. Giống K88-65

Lá màu xanh hơi dài, rộng. Bẹ lá có nhiều lông, ôm sát thân. Tai lá trong hình răng cưa. Thân rất to, thẳng, có màu xanh vàng. Lóng hình chop, đai sinh trưởng rộng, đai rễ hẹp, có 3 hàng rễ điểm. Mắt mầm hình tròn hơi lồi và không có rãnh mầm.

Giống mía này nảy mầm khá, đẻ nhánh tập trung. Bị sâu đục thân, ít trỗ cờ. Khả năng tái sinh và lưu gốc tốt, ít đổ ngã. Thời gian thu hoạch 12 tháng. Năng suất trên 150 tấn/ha; chữ đường CCS từ 10 - 11%.


Có thể bạn quan tâm

Mía tím lãi gấp 4 Mía tím lãi gấp 4

Gia đình anh Hoàng Năng Chương ở thôn Tân Phú, xã Châu Pha, huyện Tân Thành, Bà Rịa - Vũng Tàu là hộ đầu tiên trồng mía tím trong xã.

12/04/2018
Bón phân lân nung chảy và NPK-S Lâm thao cho cây mía Bón phân lân nung chảy và NPK-S Lâm thao cho cây mía

Sau khi thu hoạch trong vòng 1 tuần, cày phá luống, cày xới giữa 2 hàng mía, phơi ải đất 2 - 7 ngày, bón gốc toàn bộ phân chuồng, phân nung chảy Lâm Thao...

18/06/2018
Phòng trừ sâu đục thân và bệnh thối đỏ hại mía Phòng trừ sâu đục thân và bệnh thối đỏ hại mía

Cây mía là nguồn nguyên liệu quan trọng của ngành công nghiệp chế biến đường. Cây mía có khả năng thích ứng rộng nên có thể trồng trên nhiều vùng sinh tháí

06/07/2018
Phát hiện và phòng trừ bệnh thối đỏ hại mía Phát hiện và phòng trừ bệnh thối đỏ hại mía

Mía là cây trồng chứa nhiều dưỡng chất rất hấp dẫn đối với sâu bọ và các loài nấm gây hại. Bệnh thối đỏ, do nấm Colletotrichum falcatum Went gây ra

02/08/2018
Quy trình kỹ thuật trồng thâm canh mía đường công nghiệp (Phần 1) Quy trình kỹ thuật trồng thâm canh mía đường công nghiệp (Phần 1)

Cây mía không yêu cầu khắt khe về đất, tuy nhiên để thâm canh đạt năng suất cao yêu cầu về đất có tầng canh tác sâu, tơi xốp, giàu dinh dưỡng...

01/03/2019