Bón Phân Đa Yếu Tố NPK Văn Điển Cho Cây Mía
Để giúp bà con nông dân chăm bón cho cây mía đạt được năng suất cao, chất lượng đường tốt, Công ty chúng tôi xin giới thiệu cách sử dụng phân bón đa yếu tố (ĐYT) NPK Văn Điển cho cây mía
Trên cơ sở những kết quả nghiên cứu nông học của các viện, Trường Đại học Nông nghiệp, các trung tâm khuyến nông trong nước đã xác định cứ 1 tấn mía cây nguyên liệu (không kể đọt, lá…) cây lấy đi từ đất: 12 kg N; 0,46 kg P2O5; 14,4 kg K2O; 0,5kg MgO; 0,42kg CaO; 0,40kg SiO2, 0,25kg S và các chất vi lượng Fe, Cu, Bo, Zn, Co, Mo…..
Thực tế đất trồng mía ở các vùng của nước ta hầu hết là đất chua, độ pH trong khoảng từ 3 - 4,5; lại rất nghèo chất canxi, lưu huỳnh, bo và những chất vi lượng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, cây mía phát triển tốt nhất trên đất có pH từ 5,0 - 7,0 và phải có hàm lượng canxi, manhê và các chất trung vi lượng từ trung bình trở lên. Thông thường, bà con thường bón vôi để cải tạo độ chua và bổ sung canxi; tuy nhiên bón vôi sẽ làm chai đất; hơn nữa bón nhiều vôi cây dễ bị thiếu kali, thiếu bo, kẽm...
Nắm bắt được nhu cầu thiết yếu này, Công ty Phân lân Văn Điển đã cho ra đời sản phẩm phân bón đa yếu tố NPK chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng đa lượng (N,P,K) các chất trung lượng như can xi, ma nhê, các chất vi lượng như kẽm, bo, môlípđen… chuyên dùng cho cây mía. Đặc biệt là các chất dinh dưỡng trong phân đa yếu tố NPK Văn Điển không bị rửa trôi, có pH từ 8- 8,5 nên khi bón sẽ cải tạo nâng cao pH đất, là nguồn dự trữ dinh dưỡng cung cấp từ từ đầy đủ, cân đối cho cây mía.
Để giúp bà con nông dân chăm bón cho cây mía đạt được năng suất cao, chất lượng đường tốt, Công ty chúng tôi xin giới thiệu cách sử dụng phân bón đa yếu tố (ĐYT) NPK Văn Điển cho cây mía:
1. Loại phân bón:
- Bón lót: Sử dụng các loại phân ĐYT NPK 6.12.5 chuyên bón lót cho mía (N=6%; P2O5=12%; K2O=5%; S=2%; MgO=8%; CaO=16%; SiO2=15%) ngoài ra có các chất vi lượng như B, Mn, Zn, Cu, Co... Tổng hàm lượng dinh dưỡng trên 64%.
- Bón thúc: Sử dụng phân ĐYT NPK 15.5.20 chuyên dùng bón thúc (N=15%; P2O5=5%; K2O=20%; S=2%; MgO=5%; CaO=8%; SiO2=7%) ngoài ra có các chất vi lượng như B, Mn, Zn, Cu, Co... Tổng hàm lượng dinh dưỡng trên 60%.
2. Lượng bón:
Lượng bón cho 1ha
3. Cách bón:
- Bón lót rải cùng phân chuồng ủ hoai theo rạch đào 250-300 kg loại phân NPK 6-12-5 chuyên bón lót mía.
- Bón thúc đẻ nhánh 250- 300 kg loại phân NPK 15-5-20 chuyên bón thúc mía.
- Bón thúc vươn lóng 250- 300 kg loại phân NPK 15-5-20 chuyên bón thúc mía.
Rạch dọc hàng bón kết hợp vun gốc, tưới đủ ẩm.
Với mía gốc: Sau khi cuốc bỏ gốc cũ rạch dọc hàng rải phân hữu cơ hoai + 250 - 300 kg loại phân NPK 15-5-20 chuyên bón thúc mía rồi lấp đất kín phân kết hợp tưới đủ ẩm.
Bón phân Văn Điển cây mía khoẻ, lóng to, mắt nhỏ, lá phát triển dựng đứng tăng khả năng quang hợp. Đặc biệt, do có chất silic nên lá mía dày, vỏ bóng cứng hạn chế sâu đục thân và nấm bệnh, tăng hàm lượng đường Saccaro, giúp cho quá trình sản xuất đường, thu được chất lượng đường cao. Mía được bón phân Văn Điển vỏ mía có màu sắc đậm hơn không bị nhạt màu như các loại phân khác.
Có thể bạn quan tâm
Ngày nay cây mía đang bị cạnh tranh bởi nhiều cây trồng khác, diện tích mía khó có thể gia tăng thậm chí nhiều vùng còn có xu hướng bị thu hẹp dần. Chính vì vậy việc phát triển mía theo hướng thâm canh để đạt năng suất đường cao nhất trên một đơn vị diện tích là vần đề thiết thực và đúng đắn
Triệu chứng đặc trưng của bệnh là lá đọt cây mía biến dạng thành dạng roi cong xuống, có trường hợp dài tới hàng mét. Biểu hiện đầu tiên là bên ngoài phủ 1 lớp màng mỏng màu trắng, sau đó chuyển sang màu đen do được phủ bằng vô vàn bào tử dạng bột
Bệnh phát sinh ở phần gốc cây mía. Cây mía bị bệnh sinh trưởng còi cọc, gốc bị thối, rễ không phát triển và mép lá cuộn vào trong giống như hiện tượng khi đất thiếu nước
Để trồng mía đạt năng suất và chữ đường cao, ngoài việc tuân thủ quy trình kỹ thuật trồng mía cần chú trọng thực hiện đồng bộ các biện pháp trong sản xuất mía.
Điều đáng nói là hiện nay chưa có giống mía kháng được căn bệnh này. Trong thời gian qua, nhiều đơn vị nhập giống mía ở Trung Quốc về nói là giống kháng, nhưng trên thực tế không kháng được chút nào, thậm chí có nơi trồng giống này, bệnh lại nặng hơn