7 mã hàng tôm xuất sang Hàn Quốc có thuế XK 0%
Theo đánh giá của Bộ Công Thương, việc ký kết FTA Việt Nam - Hàn Quốc tạo cơ hội cho nhiều mặt hàng xuất khẩu Việt Nam, trong đó có mặt hàng tôm.
Cụ thể, Hàn Quốc miễn thuế cho Việt Nam với lượng hạn ngạch 10.000 tấn/năm và tăng dần trong 5 năm đến mức 15.000 tấn/năm miễn thuế, trong khi hiện nay Việt Nam chỉ tận dụng được 2.500 tấn/năm miễn thuế trong tổng số 5.000 tấn/năm dành cho 10 nước ASEAN.
Ông Nguyễn Hữu Dũng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho rằng, tôm là mặt hàng xuất khẩu quan trọng nhất của Việt Nam sang Hàn Quốc. Do vậy, ưu tiên của Hàn Quốc đối với tôm Việt Nam tạo ra cơ hội cho doanh nghiệp, đặc biệt là nhóm sản phẩm chế biến có mã HS 1605 là mặt hàng doanh nghiệp Việt Nam có thế mạnh.
Tuy nhiên, điều khiến ông Dũng băn khoăn hơn cả là hiện nay, mặt tôm của Việt Nam xuất khẩu sang Hàn Quốc với 2 mã HS là 03 và 1065 nhưng VASEP chưa có “trong tay” mức thuế cụ thể tính cho từng mặt hàng (trong hạn ngạch 15.000 tấn) như thế nào. “Bởi thế, không phải chúng ta hoàn toàn tận dụng được cơ hội này”, ông Dũng nói.
Với băn khoăn trên của doanh nghiệp, bà Đào Thu Hương, Trưởng phòng Hội nhập tài chính, Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ Tài chính) cho hay, trong quá trình đàm phán, Việt Nam cũng đã lưu ý vấn đề bị khống chế về mã hàng xuất khẩu. Do vậy, chúng ta đã đạt được thỏa thuận, có 7 mã hàng tôm được cam kết trong hạn ngạch.
“Mình được quyền lựa chọn mã hàng để xuất khẩu, đồng thời không bị khống chế về số lượng, miễn sao tổng 7 mã hàng không quá hạn ngạch là được. Thậm chí, nếu chỉ xuất khẩu một mã hàng với hạn ngạch 15.000 tấn cũng được”, bà Hương cho biết.
Điều quan trọng hơn nữa được bà Hương cung cấp, khi Hiệp định có hiệu lực, thuế suất mặt hàng này sẽ về 0% ngay lập tức.
Theo VASEP, Hàn Quốc hiện là thị trường tiêu thụ tôm lớn thứ 5 của Việt Nam sau Mỹ, Nhật Bản, EU và Trung Quốc. Trong 5 năm qua, NK tôm Việt Nam vào Hàn Quốc duy trì sức tăng trưởng khả quan. Tôm Việt Nam chiếm tới 44% thị phần tại Hàn Quốc trong năm 2014. Trung Quốc đứng thứ 2 về cung cấp tôm cho Hàn Quốc với 22%, Thái Lan đứng thứ 3 với tỷ trọng 7%.
Thế nhưng tôm được xếp vào nhóm hàng hóa nhạy cảm cao nên Hàn Quốc áp dụng mức thuế lên tới 20% cho các sản phẩm tôm nhập khẩu vào nước này.
Related news
Chị Nhùng cho biết, hồi mới đến lập nghiệp, nơi đây hoang vắng, chỉ có vài mái nhà lá đơn sơ. "Vợ chồng tôi không có vốn liếng, không nhà, không đất, sống tạm trong căn lều tranh vách nứa mưa dột, nắng cháy da. Đất đai toàn sỏi với đá, cuốc rát tay mới được miếng đất trồng sắn ăn qua ngày” chị nhớ lại.
Tại Hội nghị, ông Nguyễn Huy Điền - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản cho biết, theo quy hoạch đã được Chính phủ phê duyệt, dự kiến đến năm 2020 cả nước sẽ có 1,2 triệu ha diện tích nuôi trồng thủy sản, trong đó vùng ĐBSCL chiếm tới 90,8%, với khoảng 805.000 ha.
Tại huyện Kim Sơn (Ninh Bình), vụ tôm năm nay tôm thẻ chân trắng (TTCT) nuôi bị chết hàng loạt khiến nhiều hộ dân điêu đứng, để tiếp tục thả nuôi nhằm gỡ gạc vốn, người phải đi vay nặng lãi. Và lý do sống chết với con tôm của họ là bởi “ở cái đất này, không nuôi tôm, cua thì cũng chả biết làm gì để sống”.
Tập trung nâng dần diện tích liên kết sản xuất với nông dân, góp phần gia tăng chuỗi giá trị gạo, ổn định nguồn nguyên liệu, tham gia bình ổn giá, đầu tư trang thiết bị hiện đại nhằm xây dựng hệ thống khép kín... là những tiêu chí hàng đầu hiện nay của Công ty Lương thực Bạc Liêu. Ông Trần Quốc Thống- quyền Giám đốc- chia sẻ với phóng viên Báo Công Thương về vấn đề này.
Xuất Khẩu nông sản sang UAE tăng do tình hình kinh tế năm 2014 của UAE tiếp tục tăng trưởng ổn định từ 4,4- 4,7% khiến nhu cầu tiêu dùng tăng. Hơn nữa, các doanh nghiệp Việt Nam đã tích cực đi khảo sát thị trường và tham dự các hội chợ, triển lãm chuyên ngành thực phẩm, trong đó có triển lãm SIAL ME và Gulf Food.