Trang chủ / Gia súc-Gia cầm / Nuôi chim cút

5 lưu ý vàng trong chăn nuôi cút

5 lưu ý vàng trong chăn nuôi cút
Tác giả: TTNN
Ngày đăng: 19/05/2016

1. Nhiệt độ thích hợp

Trong chăn nuôi cút, mỗi một giai đoạn phát triển khác nhau đòi hỏi cần có mức nhiệt khác nhau sao cho phù hợp với thân nhiệt của chim.

Thông thường, nhiệt độ phù hợp với chim cút non là 35-24o C, chim cút đẻ là 18-25oC.

Trong điều kiện nóng quá hay lạnh quá sẽ khiến chim chậm phát triển, đẻ không đều ảnh hưởng đến năng suất. Bên cạnh đó, việc thay đổi nhiệt độ cũng sẽ khiến ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, làm xáo trộn chu kỳ đẻ trứng bình thường của chim.

Vì vậy trong chăn nuôi, bà con cần giữ chuồng nuôi với nhiệt độ ổn định là tốt nhất.

2. Không gian thoáng mát

Tương tự như những loại gia cầm khác, chăn nuôi cút đòi hỏi bà con cần chú ý đến việc giữ sạch môi trường sống cho chim. Tốt nhất chuồng nuôi nên được đặt ở nơi có vị trí cao, thoáng mát.

Trong điều kiện này, không khí cần phải trong lành với các khí độc hại như NH3, H2S… không được vượt quá 0,3%.

3. Giữ yên tĩnh

Đặc tính của chim cút là khá nhút nhát nhưng thính giác và thị giác rất phát triển nên chúng dễ bị kích động bởi các tác động của môi trường, đặc biệt là các yếu tố như âm thanh, ánh sáng, người lạ.

Do đó, để tạo điều kiện môi trường sinh trưởng, sinh sản tốt, bà con cần giữ một môi trường yên tĩnh tối đa.

Trong trường hợp phát hiện nhiều tiếng động lạ hay người lạ, chim có thể bay lên đột ngột dẫn đến đập đầu vào chuồng.

Trong trường hợp thường xuyên xuất hiện tiếng ồn, chim có thể bị stress dẫn đến mặc bệnh.

4. Vệ sinh

Tình hình thời tiết biến động thất thường, dịch bệnh dễ dàng phát triển và lây lan có thể khiến việc chăn nuôi cút của bà con gặp nhiều kho khăn.

Do đó, bà con cầu chú ý đến khâu giữ gìn vệ sinh chuồng trại, xây dựng một môi trường chăn nuôi đảm bảo an toàn sinh học, hợp vệ sinh, tạo điều kiện thuận lợi để cho cút phát triển.

Trong những năm gần đây, xu hướng sử dụng chế phẩm sinh học “Vườn Sinh Thái” cho chim cút khá phổ biến trong các hộ chăn nuôi.

Đây là cách giảm ô nhiễm môi trường giảm chi phí thức ăn hiệu quả, giúp chăn nuôi cút có độ an toàn cao, rủi ro thấp.

Vì vậy, bà con có thể tìm hiểu phương pháp này để áp dụng hiệu quả cho mô hình của gia đình mình.

5. Đề phòng mèo chuột

Chim cút là một trong những món ăn béo bở của cả chuột và mèo.

Do đó, khi xây dựng chuồng trại, bà con cần lưu ý đến thiết kế sao cho có thể chống các động vật nguy hại và nguy hiểm này.

Tốt nhất bà con nên bố trí chuồng nuôi ở vị trí cao, xây kín đáo cũng như đặt bẫy chuột ở những vị trí cần thiết.

Ngoài những lưu ý cơ bản trên, để chăn nuôi cút hiệu quả đòi hỏi bà con chú ý đến rất nhiều yếu tố khác như lựa chọn con giống, chế độ ăn cũng như cách phòng ngừa và điều trị bệnh cho chim.

Khi có được những kiến thức cơ bản nhất, chắc chắn việc chăn nuôi sẽ trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. 


Có thể bạn quan tâm

Nguồn gốc của chim cút Nhật Bản Nguồn gốc của chim cút Nhật Bản

Nguồn gốc của chim cút Nhật Bản

02/03/2016
Hướng dẫn nuôi chim cút Nhật Bản Hướng dẫn nuôi chim cút Nhật Bản

Hiện nay chim cút đang được nuôi rất phổ biến ở nước ta , nuôi chim cút có nhiều lợi điểm sau: -Vốn đầu tư ít , không cần nhiều diện tích để xây chuồng trại. -Thời gian để có sản phẩm bán ra thị trường nhanh , nuôi cút thịt sau 30 ngày, cút đẻ 42 ngày do đó.

03/03/2016
Các bệnh thường gặp trên chim Cút Nhật Bản Các bệnh thường gặp trên chim Cút Nhật Bản

Các bệnh thường gặp trên chim Cút Nhật Bản

03/03/2016