Trang chủ / Gia súc-Gia cầm / Nuôi chim cút

Các bệnh thường gặp trên chim Cút Nhật Bản

Các bệnh thường gặp trên chim Cút Nhật Bản
Tác giả: Trại Giống Thu Hà
Ngày đăng: 03/03/2016

1. Bệnh Newcastle :

* Triệu chứng :

Bệnh diễn biến theo 3 thể:

- Thể quá cấp tính:

+ Bệnh tiến triển nhanh , chết trong 25-48 giờ.

+ Biểu hiện chung ( không rõ rệt ) như: bỏ ăn , suy sụp , xù lông , gục đầu , sốt , khó thở…

- Thể cấp tính:

+ Chim ủ rũ , ăn ít sau bỏ ăn , thích uống nước , lông xù , xã cánh đứng rù hoặc nằm một chỗ.

+ Da tím tái , xuất huyết hay thủy thũng mồng và yếm chim , có nhiều dịch nhờn chảy ra từ mũi và mỏ ,

+ Khó thở, thở khò khè;

+ Diều sưng , tiêu chảy phân lẫn máu màu phân trắng xám mùi tanh.

- Thể mãn tính: thường xảy ra sau đợt dịch.

+ Chim ngoẻo đầu , liệt chân , đầu mỏ gục xuống , mất thăng bằng , có khi quay vòng tròn.

+ Chim chết do rối loạn hô hấp , thần kinh , kiệt sức rồi chết.

* Điều trị :

- KHÔNG có thuốc điều trị bệnh này , khuyến cáo người nuôi nên tuân thủ nghiêm ngặt lịch tiêm phòng vacxin của cán bộ thú y.

- Khi phát hiện chim bị bệnh cần cách ly ngay những con bị bệnh.

- Bố sung điện giải , VTM C cho chim.

- Khử trùng chuồng trại.

2. Ngộ độc thức ăn:

* Triệu chứng:

- Chim cút rất nhạy cảm dễ bị nhiễm nấm mốc , thức ăn cũ , ôi thiu.

- Chim bị gầy còm , ỉa chảy , mất nước , yếu , chậm chạp buồn bã , đi lảo đảo.

- Chim bỏ ăn , đầu chúc xuống , co giật , đầu quay lia lịa , đi thụt lùi hoặc xoay tại quanh một chỗ.

* Điều trị:

- Ngưng ngay thức ăn đang dùng , chọn thức ăn tốt thay thế.

- Dùng Strychnin 1mg + VTM B­­­1 50mg + VTM B12 1000ᵧ :liều dùng cho chim cút đẻ 3 – 5con.

- Dùng cho chim cút con 10 – 15ml.

- Cách sử dụng dùng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

3. Bệnh suy dinh dưỡng:

* Triệu chứng:

- Chim cút kém ăn , chậm lớn , còi cọc , lông ngắn , khô , lông không đều.

- Phân thường nhão , trắng xanh bất thường.

- Chim cút đẻ thì giảm đẻ , trứng dị hình.

* Điều trị:

- Chọn nguyên liệu thức ăn tốt ít , chất xơ , cân bằng chất dinh dưỡng để đảm bảo sự phát triển bình thường.

- Bổ sung thêm các VTM và khoáng chất vào thức ăn nước uống cho chim.

4. Sưng mắt:

* Triệu chứng:

- Sứng mắt thường do thiếu VTM A và hít phải lượng khí độc trong chuồng trại.

* Điều trị:

- Bổ sung thêm VTM A.

- Điều chỉnh thông thoáng chuồng nuôi.

- Nhỏ mắt Collyre cloramphenicol 1%.

5. Bại liệt của chim mái đẻ:

* Triệu chứng:

- Chim cút giảm đẻ , nằm liệt 1 chỗ.

* Điều trị:

- Bệnh này không có thuốc điều trị được , những con đã mắc bệnh cần được loại thải.

- Cần tiến hành công tác phòng bệnh cho đàn chim, cung cấp đầy đủ Ca-P trong khẩu phần ăn.

- Tăng cường khả năng hấp thu Ca-P cho đàn chim bằng cách bổ sung VTM D3.


Có thể bạn quan tâm

5 lưu ý vàng trong chăn nuôi cút 5 lưu ý vàng trong chăn nuôi cút

Với nguồn lợi kinh tế cao, chăn nuôi cút là lựa chọn được nhiều hộ gia đình ở nông thôn tìm đến trong thời gian qua. Tuy nhiên, ít người biết rằng môi trường sống giữ một vai trò vô cùng quan trọng đến sự tăng trưởng và phát triển của chim. Do đó, trước khi bắt tay vào chăn nuôi, bà con hãy tìm hiểu 5 lưu ý dưới đây để đạt được hiệu quả cao nhất.

02/03/2016
Nguồn gốc của chim cút Nhật Bản Nguồn gốc của chim cút Nhật Bản

Nguồn gốc của chim cút Nhật Bản

02/03/2016
Hướng dẫn nuôi chim cút Nhật Bản Hướng dẫn nuôi chim cút Nhật Bản

Hiện nay chim cút đang được nuôi rất phổ biến ở nước ta , nuôi chim cút có nhiều lợi điểm sau: -Vốn đầu tư ít , không cần nhiều diện tích để xây chuồng trại. -Thời gian để có sản phẩm bán ra thị trường nhanh , nuôi cút thịt sau 30 ngày, cút đẻ 42 ngày do đó.

03/03/2016