Nguồn gốc của chim cút Nhật Bản
- Chim cút giống trứng được nuôi rông rãi là giống chim cút Nhật Bản , tên khoa học là “Corturnix japonica”.
- Chim cút Nhật Bản có đặc điểm rất dễ nuôi , sức khánh bệnh cao , đẻ nhiều trứng và thời gian khai thác dài , nhiều con đẻ trên 300 trứng/năm.
+ Trên lưng , đầu màu vàng nghệ có các vết sọc đen chạy dọc trên lưng và cánh.
+ Lông bụng , lông cổ dưới ức có màu vàng nhạt.
+ Chân xám hồng có chấm đen. Mỏ xám đá. Mắt đen , đôi khi có con có màu sắc lạ như hung , đen , trắng.
- Chim cút trưởng thành lông ống phủ kín thân; lông lưng , đầu , cổ , đuôi có màu xám lẫn đen
- Chim cút mái màu lông mặt cổ dưới xám lẫn ít đen , lông bụng trắng xám , mỏ đen xám , chân trắng xám và hơi hồng , mắt đen.
- Chim cút đực lông mặt cổ dưới diều và ngực có màu vàng nâu lẫn ít trắng. Khi trưởng thành hậu môn có một u lồi , chim mái không có ,
- Chim cút đực biết gáy còn chim mái không biết gáy.
- Chim cút đực bé hơn chim mái ( chim mái có khối lượng 197gam , chim đực: 155gam ).
- Năng suất , sản phẩm: Bắt đầu đẻ lúc 39 - 40 ngày tuổi.
+ Sản lượng trứng của chim cút mái đạt 260-270 trứng/mái/ năm.
- Chim cút giống được bán theo con (1 ngày tuổi).
Có thể bạn quan tâm
Kỹ Thuật Chăn Nuôi Chim Cút là bài viết hướng dẫn bà con các bước cơ bản nhất để chuẩn bị nuôi chim cút như cách chọn giống, cách làm chuồng chim cút, cách cho ăn, cách phòng bệnh,….. Mời bà con cùng tham khảo nhé.
Chia sẻ những kinh nghiệm trong kỹ thuật nuôi chim cút: giống chim cút, chuồng nuôi và dụng cụ, cách úm chim con, cho ăn, chiếu sáng, phòng dịch bệnh, ....
Với nguồn lợi kinh tế cao, chăn nuôi cút là lựa chọn được nhiều hộ gia đình ở nông thôn tìm đến trong thời gian qua. Tuy nhiên, ít người biết rằng môi trường sống giữ một vai trò vô cùng quan trọng đến sự tăng trưởng và phát triển của chim. Do đó, trước khi bắt tay vào chăn nuôi, bà con hãy tìm hiểu 5 lưu ý dưới đây để đạt được hiệu quả cao nhất.