48 Hộ Chăn Nuôi Được Tập Huấn Chăn Nuôi Động Vật Hoang Dã

Sáng 11-6, Trạm Thú y huyện Dầu Tiếng phối hợp cùng Chi cục Thú y tỉnh Bình Dương mở lớp tập huấn chăn nuôi động vật hoang dã cho 48 hộ chăn nuôi động vật hoang dã.
Tại lớp tập huấn, các hộ chăn nuôi động vật hoang dã thuộc 2 xã Minh Tân và Long Tân được nghe cán bộ Chi cục Thú y tỉnh Bình Dương hướng dẫn cho những hộ chăn nuôi những kiến thức về chăm sóc, vệ sinh và phòng bệnh, bên cạnh đó triển khai các văn bản quy phạm pháp luật về chăn nuôi động vật hoang dã.
Được biết, hiện toàn huyện Dầu Tiếng có 73 hộ nuôi động vật hoang dã với tổng số 14 loài, tổng đàn trên 5.100 con. Trong đó, loài động vật hoang dã được nuôi nhiều nhất là cá sấu với gần 2.400 con. Ngoài ra, các hộ dân ở Dầu Tiếng còn nuôi các loài động vật hoang dã khác như nhím, cua đinh, rùa đất, kỳ đà, trăn đất…
Thời gian qua, việc nuôi động vật hoang dã có tiềm ẩn những nguy cơ như mất an toàn, lây lan bệnh dịch, thậm chí còn ảnh hưởng tới sức khỏe và tính mạng của con người; nhiều hoạt động quản lý còn chưa theo kịp sự phát triển và đòi hỏi của thực tiễn, thiếu các quy định về quản lý an toàn chuồng, trại, vệ sinh môi trường và quản lý dịch bệnh đối với các loài hoang dã.
Có thể bạn quan tâm

Vụ đông xuân, huyện Duy Xuyên gieo sạ 3.850ha lúa. Do thời tiết ban ngày nắng ấm, lạnh về đêm, sáng sớm có sương mù nên có hàng trăm héc ta lúa ở các xã Duy Hòa, Duy Vinh, Duy Phước, Duy Sơn, Duy Trinh, Duy Tân, Duy Phú và thị trấn Nam Phước bị các loại sâu bệnh phát sinh gây hại, nhất là bệnh đạo ôn gây hại nặng trên 20ha và chuột gây hại trên 13,5ha ở khu vực ven đồi núi.

Ngày 4.3, Trung tâm Ứng dụng và thông tin khoa học công nghệ (Sở Khoa học - công nghệ) phối hợp với UBND huyện Đại Lộc tổ chức lớp tập huấn hướng dẫn quy trình, kỹ thuật sản xuất phân hữu cơ vi sinh chức năng cho 30 nông dân thôn Bàu Tròn (xã Đại An, Đại Lộc).

Ngư dân Nguyễn Vĩnh Phát (thôn Hà Quang, xã Tam Tiến, Núi Thành), chủ tàu cá QNa-00461 có công suất 90CV, cho biết: “Sau tết, vào ngày mùng 5, chúng tôi khởi hành ra khơi đánh bắt hải sản bằng nghề chụp mực. Chuyến biển khởi hành đầu năm thường cho sản lượng lớn do đây là mùa sinh sôi của cá, mực.

Mấy ngày nay, nhiều nông dân ở Bàu Tròn (xã Đại An, Đại Lộc) tập trung ra đồng để cải tạo đất, chăm bón và phòng trừ dịch bệnh cho cây màu và chuẩn bị cho vụ mùa mới. Bà Nguyễn Thị Lài ra đồng từ sớm để bón phân cho mấy sào ớt và bắp vừa mới gieo trồng trong vụ đông xuân để kịp thời thu hoạch vào cuối tháng 2 âm lịch sắp tới.

Nhằm hạn chế những thiệt hại do chuột gây ra, đảm bảo an toàn cho cây lúa đông xuân phát triển trong giai đoạn từ nay đến cuối vụ, Trạm Bảo vệ thực vật huyện Núi Thành hướng dẫn nông dân áp dụng đồng bộ các biện pháp diệt chuột bằng các loại bẫy, ưu tiên dùng những loại bẫy bả sinh học để đảm bảo an toàn cho con người và môi trường.