4,4% Mẫu Thịt Và Gan Heo Nhiễm Chất Cấm
Chiều ngày 5.4, tại cuộc họp bàn và triển khai các biện pháp kiểm soát chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm, Bộ NN-PTNT đã công bố kết quả giám sát chất cấm thuộc nhóm beta agonists.
Ông Nguyễn Xuân Dương, Cục phó Cục Chăn nuôi, cho biết kết quả lấy mẫu thịt, thức ăn chăn nuôi trên diện rộng được phân tích tại 9 phòng thí nghiệm do Bộ NN-PTNT chỉ định cho thấy, có 13/268 mẫu thức ăn chăn nuôi, chiếm 4,8%; 2/18 mẫu thuốc thú y, chiếm 11,1%; 8/179 mẫu thịt và gan heo, chiếm 4,4% và 7/108 mẫu nước tiểu heo, tương đương 6,4% dương tính với chất cấm.
Tại các tỉnh miền Bắc, ông Dương cho biết, cơ quan hữu trách đã lấy tổng cộng trên 150 mẫu để phân tích và phát hiện 3 mẫu dương tính với chất tạo nạc, trong đó có 1 mẫu gan heo ở Bắc Ninh, 2 mẫu thức ăn chăn nuôi ở Hòa Bình và Hải Dương.
Bộ trưởng NN-PTNT Cao Đức Phát lưu ý, 4,4% mẫu thịt và gan heo nhiễm chất cấm là nghiêm trọng và yêu cầu các đơn vị trực thuộc phối hợp với các địa phương tiếp tục triển khai quyết liệt việc kiểm soát có hiệu quả việc sử dụng chất nguy hiểm này.
Có thể bạn quan tâm
Điện Biên được đánh giá có tiềm năng và lợi thế trong phát triển kinh tế nông nghiệp. Ngoài được thiên nhiên ưu đãi về thổ nhưỡng, điều kiện tự nhiên, thì tỉnh ta còn có nguồn nhân lực dồi dào. Song, giải pháp nào để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp “mũi nhọn” cho địa phương - ngành “trụ cột” của tỉnh nhà là bài toán nan giải…
Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) vừa tổng kết mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” tại xã Vĩnh Nhuận (Châu Thành - An Giang). Mô hình có 116 nông dân tham gia sản xuất 217 héc-ta lúa đều đạt lợi nhuận tăng thêm khoảng 2 triệu đồng/héc-ta.
Xã Mường Đăng, huyện Mường Ảng là một trong nhiều địa phương ở tỉnh ta đang chờ phê duyệt Đề án xây dựng Nông thôn mới. Hầu hết các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới xã đều chưa triển khai thực hiện được. Song từ thực tế hiện nay, một số tiêu chí xã có thể triển khai ngay mà không cần đợi phê duyệt, đó là một số mục tiêu trong tiêu chí thứ 17 về xây dựng môi trường nông thôn.
Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng dự báo trong tháng 3/2013 với nhiệt độ ban ngày cao, ban đêm xuống thấp, ẩm độ cao... sẽ dễ xuất hiện bệnh rụng lá và bệnh phấn trắng trên hầu hết diện tích cao su của tỉnh Lâm Đồng và có nguy cơ phát triển thành dịch. “Thủ phạm” chính gây bệnh được xác định là do nấm Oidium Haver Hypomyces.
Trước nguy cơ cây xạ đen bị khai thác cạn kiệt ở những khu rừng già, trong xu hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, sau nhiều năm canh tác trên các thửa ruộng khô nước, ông Sơn quyết định làm lễ "kết duyên" cây xạ đen với mảnh đất quê mình.