300 ha sản xuất lúa hè thu ở Hương Khê thiếu nước gieo cấy

Riêng đập dâng Sông Tiêm, mực nước xuống đến cao trình +30,8m/31,5m theo thiết kế, lưu lượng qua 2 cống tưới chỉ đạt 40% thiết kế. Vì vậy, việc lấy nước phục vụ sản xuất hè thu cho các xã cuối kênh đang gặp rất nhiều khó khăn.
Theo lãnh đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, có ít nhất 300 ha lúa hè thu bị thiếu nước để gieo cấy.
Hiện nay, Hương Khê đang chỉ đạo các địa phương thực hiện chuyển đổi các diện tích lúa hè thu không chủ động nước sang cây trồng cạn nhằm ứng phó an toàn nhất với diễn biến của biến đổi khí hậu.
Được biết, vụ hè thu 2015, toàn huyện Hương Khê gieo cấy 1.500 ha. Đến thời điểm này, huyện đã gieo cấy được 300 ha, đạt 20% tổng diện tích gieo cấy.
Related news

Theo Chi cục NTTS hiện bà con nuôi tôm đang tích cực xuống đồng thu hoạch tôm. Sau hai tuần toàn tỉnh Hà Tĩnh đã thu hoạch được hơn 30% diện tích nuôi tôm vụ Xuân Hè.

Hơn 2.000 con nhím nuôi đã đến lứa xuất chuồng nhưng tiêu thụ quá khó khăn, các xã viên hợp tác xã (HTX) Hợp Thành (Khu phố Kim Hải, phường Kim Dinh, TP. Bà Rịa) phải tự đi tiếp thị tìm đầu ra cho sản phẩm.

“Bén duyên” với vùng đất trũng từ năm 2011, mô hình trồng sen lấy hạt được triển khai tại cánh đồng La Băng và Bàu Đan thuộc xã Hành Thịnh, huyện Nghĩa Hành (Quảng Ngãi) từ nhiều năm nay đã mang lại hiệu quả thiết thực cho nhiều hộ nông dân.

Vài năm gần đây, người dân ở nhiều địa phương như Đồng Tháp, An Giang, Trà Vinh, Kiên Giang nhận thấy cá lóc dễ nuôi và có giá trị kinh tế, giá trị dinh dưỡng cao nên nghề nuôi cá lóc thịt trở nên khá phổ biến...

Việc đốt rơm sau mỗi vụ gặt là tình trạng chung của hầu hết vùng trồng lúa trong tỉnh và ngày càng phổ biến, ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường và sức khỏe con người.