30% người nuôi cá tra không tham gia liên kết

Ông Kim Văn Tiêu, phó giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia, đã cho biết như vậy tại diễn đàn Khuyến nông nông nghiệp với chủ đề “Sản xuất >cá tra theo chuỗi giá trị vùng ĐBSCL” diễn ra ở Đồng Tháp sáng 9-10.
Theo đó, khoảng 70% sản lượng cá tra nguyên liệu thuộc vùng nuôi của doanh nghiệp hoặc hợp đồng gia công với hộ nuôi. Riêng đối với hộ nuôi, chỉ có khoảng 27% hộ bán cá cho doanh nghiệp chế biến, còn lại bán cho thương lái để tiêu thụ tại các chợ đầu mối trong nước.
Ngoài ra theo thông tin từ Hiệp hội Cá tra VN, kim ngạch xuất khẩu cá tra trong chín tháng đầu năm giảm nhiều, nhất là thị trường châu Âu do suy thoái kinh tế cùng với rào cản kỹ thuật ngày càng khắt khe từ các thị trường trên.
Trong khi đó, thị trường Trung Quốc và Hong Kong lại có mức tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm 2014 nhưng chủ yếu xuất dưới dạng tiểu ngạch qua biên giới, thanh toán bằng tiền mặt.
Có thể bạn quan tâm

Nhờ linh hoạt trong phát triển kinh tế, chịu khó học hỏi và dám nghĩ, dám làm, anh Nguyễn Thái Ngọc (ở ấp Hậu Hoa, xã Hậu Thành, Cái Bè) đã thoát nghèo và bắt đầu làm giàu từ mô hình nuôi thỏ, gà, chim bồ câu và cá tai tượng.

Thời gian qua, trên cây lúa ở các tỉnh miền Trung- Tây Nguyên thường xuất hiện một số dịch bệnh rầy nâu, vàng lùn, lùn xoắn lá, bọ trĩ, đục thân, đạo ôn...

Trong khi nhiều hộ chăn nuôi trên địa bàn cả nước đang gặp khó khăn thì người dân ở thị trấn Mộc Châu, huyện Mộc Châu (tỉnh Sơn La) lại đang làm giàu từ nghề nuôi bò sữa.

Để lai tạo và cải thiện chất lượng đàn bò thịt, những năm qua nước ta đã tiến hành thụ tinh nhân tạo (TTNT) cho bò. Tuy nhiên, nguồn cung trong nước còn hạn chế, nước ta ngày càng phụ thuộc vào nguồn tinh nhập khẩu.

Về thị trấn Thuận An (Phú Vang - Thừa Thiên Huế) không ai không biết đến anh nông dân Võ Quý ở thôn Tân An. Không chỉ là Chi hội trưởng Hội Nông dân năng nổ, anh còn là một trong những tấm gương nông dân vượt khó, vươn lên làm giàu của huyện Phú Vang.