29 Trại Nuôi Cá Tra Tại Việt Nam Đã Đạt Chứng Nhận ASC
Theo Hội đồng Quản lý Nuôi trồng thủy sản (ASC), hơn 20 thẩm định viên đã được đào tạo để đánh giá trại nuôi theo tiêu chuẩn ASC dành cho cá tra trong đợt Đào tạo Thẩm định viên Cá tra lần thứ hai được tổ chức tại Việt Nam.
Hiện ASC đã đào tạo thành công 60 thẩm định viên cho các tiêu chuẩn của ASC kể từ khóa đạo tạo đầu tiên được khởi động vào tháng 9/2011. Có 19 đơn vị chứng nhận được công nhận khả năng thực hiện đánh giá theo tiêu chuẩn ASC về chuỗi hành trình sản phẩm. Ba nhà chứng nhận được phép thẩm định trại nuôi thủy sản.
Ông Michiel Fransen, Điều phối viên Tiêu chuẩn ASC cho biết: “Tất cả các học viên của khóa đào tạo thẩm định viên cá tra lần thứ 2 tại Việt Nam đều có kiến thức và trình độ chuyên môn về nuôi cá tra và thủ tục thẩm định chuẩn. Sao khóa học đã đào tạo được hơn 20 thẩm định viên thẩm định trại nuôi theo tiêu chuẩn ASC dành cho cá tra.”
Tính đến giữa tháng 10/2013, Việt Nam có 25 DN cá tra đạt chứng nhận ASC cho trại nuôi, trong đó một số DN có 2 trại nuôi được chứng nhận như Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn, Công ty Cổ phần Hùng Vương, Công ty Cổ phần XNK Thủy sản An Giang, Công ty Cổ phần Gò Đàng. Số trại nuôi cá tra đạt chứng nhận lên đến 29, chủ yếu tập trung tại các tỉnh Đồng Tháp, Tiền Giang, An Giang, Cần Thơ…
Ngoài ra còn có 3 trại nuôi cá tra khác đang trong quá trình thẩm định cho chứng nhận ASC.
Sáu đợt đào tạo thẩm định viên cho chứng nhận các loài thủy sản khác sẽ được tiến hành trước khi kết thúc năm 2013; riêng tại Thái Lan có 2 khóa đào tạo cho thẩm định viên ngành tôm và cá rô phi.
Có thể bạn quan tâm
Để làm được một vụ lúa trên đất nuôi tôm trong điều kiện hoàn toàn lệ thuộc nước trời như ở Cà Mau là một sự nhẫn nại, nhạy bén và đầy tính sáng tạo của nông dân rất đáng trân trọng. Nhưng do nhiều nguyên nhân nên mức độ thành công khác nhau, dẫn đến suy nghĩ, nhận thức và quyết tâm từng người cũng khác nhau, khiến diện tích và bản đồ canh tác lúa trên đất tôm luôn biến động và thường không đạt chỉ tiêu kế hoạch, phá vỡ quy hoạch, nhất là những năm thời tiết không thuận.
Tận dụng con nước khi lũ về và diện tích đất canh tác bên bờ sông Hậu, nhiều nông dân xã Bình Thạnh Đông (Phú Tân - An Giang) đã mạnh dạn đào ao nuôi tôm càng xanh mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Những năm qua ở Thanh Hoá, chăn nuôi các loại gia súc, như: Trâu, bò thịt, bò sữa, dê... để sinh sản, lấy thịt, lấy sữa đang là hướng đi đúng, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nhiều địa phương. Tuy nhiên, việc thiếu vùng trồng nguyên liệu làm thức ăn cho chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi gia súc đang là một trong những nguyên nhân khiến khả năng sinh sản và cho thịt của con nuôi bị hạn chế.
Chi cục Bảo vệ thực vật tăng cường việc dự báo các đợt rầy nâu di trú để hướng dẫn nông dân xuống giống né rầy đồng loạt, tập trung; phấn đấu trong vụ lúa này có khoảng 90% diện tích gieo sạ được áp dụng kỹ thuật “3 giảm, 3 tăng” nhằm giảm chi phí sản xuất và tăng lợi nhuận.
Sẽ có khoảng 30.000 cây cà phê được người chơi “Nông trại Nescafé” gửi đến nông dân, bên cạnh 7 triệu cây giống mà dự án Nescafé Plan đã cung cấp từ năm 2011. Là khẳng định vừa được Nescafé thông tin đến báo chí thông qua việc ra mắt trò chơi trực tuyến thú “Nông trại Nescafé” cho những người yêu cà phê trên khắp Việt Nam.