25.000 đồng một khuôn tạo hình lạ cho trái cây

Một số công ty thiết bị nông nghiệp tại TP HCM đã sản xuất số lượng lớn khuôn nhựa tạo hình để phục vụ cho việc sản xuất trái cây có hình dáng lạ như bưởi, hồ lô, dưa hấu vuông, xe hơi, dâu trái tim, cà chua hình sao…
Tuy sản xuất công nghiệp nhưng giá thành cho 1 khuôn bằng nhựa dẻo lên đến 25.000-40.000 đồng.
Một khuôn nhà vườn có thể sử dụng được 2-3 lần.
Những chiếc khuôn được lồng vào trái khi còn nhỏ, khi lớn trái sẽ được định hình trong khuôn, tạo ra hình thù theo sở thích người trồng.
Ông Nguyễn Quốc Đạt, giám đốc một công ty chuyên thiết kế bao bì nông sản ở quận Tân Bình cho biết, lúc trước để tạo hình lạ cho trái cây, nông dân phải tự thiết kế khuôn, việc này tốn nhiều thời gian và mẫu mã chưa đẹp.
Thấy được nhu cầu của nhà vườn ở miền Tây, công ty đã quyết định thiết kế và sản xuất đại trà nhiều mẫu khuôn có thể ứng dụng cho nhiều loại trái.
Theo ông Đạt, ngoài khuôn đẹp, muốn tạo hình trái cây thành công, nhà vườn phải ứng dụng những quy trình chăm sóc riêng để trái có hình dáng và màu sắc đẹp.
Riêng tháng 10, công ty đã xuất bán hơn 5.000 khuôn các loại, thị trường chủ yếu là các tỉnh miền Tây.
Giải thích nguyên nhân khuôn nhựa dẻo với chất liệu đơn giản lại có giá cao, ông Đạt phân trần, thực tế ngoài bán khuôn công ty còn kèm theo nhân viên trực tiếp hướng dẫn cách sử dụng, theo dõi quá trình tạo hình cho trái ngay tại vườn.
So với giá trị trái bán ra gấp 10 lần giá thị trường thì chi phí đầu tư khuôn không quá cao.
Một trái ổi được tạo hình mục đồng thành công bằng khuôn nhựa trong.
Ông Sáu Hòa, nông dân huyện Cai Lậy, Tiền Giang, cho biết, trái cây bán Tết chuẩn bị vào vụ, để bán được giá cao hơn nhiều nhà vườn đầu tư khuôn tạo hình, chủ yếu là bưởi và dưa hấu.
Năm trước chỉ có vài vườn tạo hình cho trái, nhưng năm nay việc mua khuôn dễ dàng, công nghệ tạo hình không quá khó nên nhiều vườn không ngại đầu tư hàng nghìn khuôn, thuê cả kỹ sư nông nghiệp về để tạo hình lạ cho trái.
Ông Huỳnh Trinh, một kỹ sư nông nghiệp ở Chợ Gạo, Tiền Giang cho biết, cách tạo hình không quá khó.
Nhà vườn chỉ cần cho trái còn nhỏ vào khuôn, theo dõi sự phát triển, kê trái sao cho ánh sáng trải đều không tối mặt.
Trong quá trình trái phát triển trong khuôn, người trồng phải thường xuyên kiểm tra cân chỉnh để tránh trường hợp bị móp.
Trong khi đó anh, Trần Văn Miệt, chủ một vựa chuyên cung cấp trái cây ở huyện Mỏ Cày, Bến Tre, cho biết, giá nông sản ngày càng giảm, việc tạo hình lạ cho trái giúp nông dân bán được với giá cao.
Nếu bán ở tỉnh giá cao gấp 5 lần, ở TP HCM, Hà Nội giá gấp 10, nhưng tạo hình cho trái không đơn giản, thành công 40% là đạt.
“Chi phí đầu tư cao, ngoài tiền khuôn phải tốn thêm công chăm sóc đặc biệt.
Nếu không có sự tính toán, tìm kiếm thị trường hợp lý, chủ vườn có thể bị thua lỗ, trái hình dáng lạ không còn hiếm như trước.
Từ mức giá vài triệu đồng một cặp bưởi hồ lô khi mới xuất hiện, nhưng hiện nay, chỉ có giá 400.000 – 800.000 đồng/cặp.
Tùy thuộc vào kích thước, mẫu mã, giá thu mua ở vườn còn rẻ hơn”, anh Miệt cho biết.
Có thể bạn quan tâm

Chia sẻ với phóng viên, lãnh đạo một công ty chuyên về trồng và xuất khẩu cao su ở TP HCM cho biết 6 tháng đầu năm nay giá cao su xuất khẩu liên tục giảm khiến đơn vị lỗ gần 200 tỷ đồng. Nếu năm ngoái giá mủ cao su ở mức 96 triệu đồng một tấn thì đến cuối tháng 8 năm nay chỉ còn 48 triệu đồng.

Theo Sở NN-PTNT Phú Yên, từ đầu năm đến nay có hơn 370ha trên tổng diện tích khoảng 2.000ha tôm nuôi của tỉnh bị nhiễm bệnh thân đỏ, đốm trắng và hoại tử gan tụy.

Thời gian qua, nông dân các huyện vùng Nam Cà Mau như Ðầm Dơi, Phú Tân, Cái Nước đã phát triển mạnh nuôi tôm thẻ chân trắng công nghiệp (NTCN), bên cạnh nhiều hộ trúng đậm đạt được lợi nhuận hàng trăm triệu đồng một vụ nuôi, cũng có rất nhiều người phải trả giá không hề nhỏ.

Những ngày gần đây, ngư dân Khánh Hòa và các tỉnh lân cận liên tiếp được mùa cá nục. Hiện giá cá nục đang ở mức khá cao và ổn định đã giúp nhiều chủ tàu thu lãi hàng chục triệu đồng sau mỗi chuyến biển.

Báo cáo từ các Sở NN-PTNT thuộc đồng bằng sông Cửu Long cho thấy, sản lượng cá tra của hầu hết các tỉnh đều giảm so với cùng kỳ năm trước, nguyên nhân chủ yếu vẫn là do giá cá tra nguyên liệu giảm thấp nên người nuôi cho ăn cầm chừng, kéo dài thời gian, cá không đạt kích cỡ thu 8 hoạch.