20 bước để có một trang trại đảm bảo an toàn sinh học
An toàn sinh học trong nuôi trồng thủy sản bao gồm biện pháp kỹ thuật và biện pháp quản lý được áp dụng nhằm ngăn ngừa và hạn chế khả năng lây nhiễm của các tác nhân sinh học xuất hiện trong tự nhiên hoặc do con người tạo ra gây hại đến vật nuôi và hệ sinh thái.
Sau đây, bài viết sẽ liệt kê 20 bước để hướng tới một trang trại cá đảm bảo an toàn sinh học:
1. Cá giống được cung cấp bởi một trang trại cá uy tín có chứng nhận về miễn nhiễm đối với các bệnh ở cá .
2. Có nguồn cung cấp nước sạch và an toàn, hoặc có trang bị hệ thống tia UV hoặc Ozone để xử lý nước.
3. Mỗi cơ sở sản xuất nên có một nguồn cấp nước độc lập, nghĩa là tránh dùng chung nguồn nước với các bể hoặc ao nuôi khác.
4. Nhân viên làm việc trong trang trại phải được đào tạo về các phương pháp vệ sinh và xử lý cá khi bị nhiễm bệnh.
5. Khu vực sản xuất cá, chế biến cá, và khu vực dịch vụ tiêu khiển ( ví dụ như câu cá) phải được độc lập hoàn toàn và tách biệt nhau.
6. Hồ sơ sức khỏe và phương pháp điều trị bệnh phải được lưu giữ để sẵn sàng cung cấp cho khách hàng khi cần.
7. Cá nhiễm bệnh nặng và các sắp chết phải được loại bỏ hằng ngày và được xử lý theo quy định của pháp luật.
8. Tất cả nguồn nước thải, máu, bao bì và chất thải hữu cơ tại các địa điểm giết mổ và chế biến phải đảm bảo một chu trình kín và không được phép tái nhập vào khu vực sản xuất.
9. Việc vận chuyển cá giữa các trang trại phải được thực hiện một cách cẩn thận.
10. Tránh cho cá bị căng thẳng quá mức do chất lượng nước quá thấp, mật độ thả quá cao hoặc do chất lượng thức ăn.
11. Việc kiểm tra sức khỏe cần được thực hiện theo định kỳ. Chương trình tiêm chủng cho cá và điều trị bệnh cần được thực hiện đúng chuẩn và đảm bảo an toàn.
12. Các biện phát kiểm soát và quản lý dịch bệnh phải được áp dụng để ngăn chặn bệnh lây lan bởi động vật săn mồi hay ký chủ trung gian.
13. Mỗi khu vực ao trong trang trại phải được cô lập và có nguồn cung cấp các thiết bị riêng biệt như lưới, xô….
14. Nếu trang trại bao gồm hai hay nhiều khu vực sản xuất khác nhau (ví dụ như khu vực sản xuất giống và khu vực nuôi trồng thương phẩm), mỗi khu vực cần có các trang thiết bị khử trùng riêng biệt và cần thiết lập hàng rào bảo vệ giữa các khu vực để phòng trường hợp lây nhiễm.
15. Khách tham quan cần được cung cấp đầy đủ quần áo bảo hộ chuyên dụng.
16. Để ngăn chặn sự lây lan bệnh trong trang trại, găng tay, giày và trang thiết bị phải được khử trùng trước khi di chuyển giữa bất kỳ các cơ sở nào trong trang trại.
17. Việc đi vào khu vực sản xuất cần được hạn chế, người không có nhiệm vụ không được phép đi vào khu vực sản xuất, vị trí bãi đỗ xe các khu vực sản xuất ở khoảng cách nhất định.
18. Tại bãi đỗ xe nên trang bị các thiết bị khử trùng như thuốc xịt, ủng, găng tay và thông báo yêu cầu tất cả khách tham quan phải làm vệ sinh và khử trùng xe trước khi đi vào khu vực sản xuất.
19. Hệ thống bể chứa và xe tải vận chuyển cá phải được làm sạch và khử trùng trước và sau mỗi lần giao hàng đến các trang trại.
20. Việc giao cá bằng xe tải phải xác định được vị trí giao duy nhất, tránh việc dừng lại ở nhiều nơi từ trang trại này đến trang trại kia.
Có thể bạn quan tâm
Theo quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản tới năm 2020, Đắk Lắk sẽ đẩy mạnh khai thác lợi thế về diện tích mặt nước hồ chứa, sông, ao hồ nhỏ và phát triển cá ruộng trũng ở nhiều địa phương có tiềm năng để đạt tổng diện tích 14.800 ha.
Trong những tháng cuối năm 2015, Chi cục Quản lý thị trường Cà Mau kiểm tra và phát hiện 62 chủng loại thuốc thủy sản nằm ngoài danh mục cho phép lưu hành tại Việt Nam nhưng lại được tiếp thị, bày bán trên địa bàn tỉnh.
Các mặt hàng nông sản Việt bán ra nước ngoài chủ yếu dựa trên cạnh tranh về giá.
Ngày 24.11, thông tin từ Phòng Kinh tế huyện Vạn Ninh, nghề nuôi tôm hùm lồng tại địa phương những năm gần đây phát triển mạnh.
Các quy định mới về giám sát tại chỗ (trang trại và nhà máy chế biến) đối với cá da trơn của Mỹ vừa ban hành khiến nhiều người lo ngại con cá tra Việt Nam bị đẩy vào thế “mắc cạn” tại thị trường này.