20 bước để có một trang trại đảm bảo an toàn sinh học
An toàn sinh học trong nuôi trồng thủy sản bao gồm biện pháp kỹ thuật và biện pháp quản lý được áp dụng nhằm ngăn ngừa và hạn chế khả năng lây nhiễm của các tác nhân sinh học xuất hiện trong tự nhiên hoặc do con người tạo ra gây hại đến vật nuôi và hệ sinh thái.
Sau đây, bài viết sẽ liệt kê 20 bước để hướng tới một trang trại cá đảm bảo an toàn sinh học:
1. Cá giống được cung cấp bởi một trang trại cá uy tín có chứng nhận về miễn nhiễm đối với các bệnh ở cá .
2. Có nguồn cung cấp nước sạch và an toàn, hoặc có trang bị hệ thống tia UV hoặc Ozone để xử lý nước.
3. Mỗi cơ sở sản xuất nên có một nguồn cấp nước độc lập, nghĩa là tránh dùng chung nguồn nước với các bể hoặc ao nuôi khác.
4. Nhân viên làm việc trong trang trại phải được đào tạo về các phương pháp vệ sinh và xử lý cá khi bị nhiễm bệnh.
5. Khu vực sản xuất cá, chế biến cá, và khu vực dịch vụ tiêu khiển ( ví dụ như câu cá) phải được độc lập hoàn toàn và tách biệt nhau.
6. Hồ sơ sức khỏe và phương pháp điều trị bệnh phải được lưu giữ để sẵn sàng cung cấp cho khách hàng khi cần.
7. Cá nhiễm bệnh nặng và các sắp chết phải được loại bỏ hằng ngày và được xử lý theo quy định của pháp luật.
8. Tất cả nguồn nước thải, máu, bao bì và chất thải hữu cơ tại các địa điểm giết mổ và chế biến phải đảm bảo một chu trình kín và không được phép tái nhập vào khu vực sản xuất.
9. Việc vận chuyển cá giữa các trang trại phải được thực hiện một cách cẩn thận.
10. Tránh cho cá bị căng thẳng quá mức do chất lượng nước quá thấp, mật độ thả quá cao hoặc do chất lượng thức ăn.
11. Việc kiểm tra sức khỏe cần được thực hiện theo định kỳ. Chương trình tiêm chủng cho cá và điều trị bệnh cần được thực hiện đúng chuẩn và đảm bảo an toàn.
12. Các biện phát kiểm soát và quản lý dịch bệnh phải được áp dụng để ngăn chặn bệnh lây lan bởi động vật săn mồi hay ký chủ trung gian.
13. Mỗi khu vực ao trong trang trại phải được cô lập và có nguồn cung cấp các thiết bị riêng biệt như lưới, xô….
14. Nếu trang trại bao gồm hai hay nhiều khu vực sản xuất khác nhau (ví dụ như khu vực sản xuất giống và khu vực nuôi trồng thương phẩm), mỗi khu vực cần có các trang thiết bị khử trùng riêng biệt và cần thiết lập hàng rào bảo vệ giữa các khu vực để phòng trường hợp lây nhiễm.
15. Khách tham quan cần được cung cấp đầy đủ quần áo bảo hộ chuyên dụng.
16. Để ngăn chặn sự lây lan bệnh trong trang trại, găng tay, giày và trang thiết bị phải được khử trùng trước khi di chuyển giữa bất kỳ các cơ sở nào trong trang trại.
17. Việc đi vào khu vực sản xuất cần được hạn chế, người không có nhiệm vụ không được phép đi vào khu vực sản xuất, vị trí bãi đỗ xe các khu vực sản xuất ở khoảng cách nhất định.
18. Tại bãi đỗ xe nên trang bị các thiết bị khử trùng như thuốc xịt, ủng, găng tay và thông báo yêu cầu tất cả khách tham quan phải làm vệ sinh và khử trùng xe trước khi đi vào khu vực sản xuất.
19. Hệ thống bể chứa và xe tải vận chuyển cá phải được làm sạch và khử trùng trước và sau mỗi lần giao hàng đến các trang trại.
20. Việc giao cá bằng xe tải phải xác định được vị trí giao duy nhất, tránh việc dừng lại ở nhiều nơi từ trang trại này đến trang trại kia.
Related news
Nghệ An đang đặt mục tiêu đến năm 2020 có 27.600 ha mặt nước nuôi trồng thủy sản nước ngọt, với sản lượng nuôi trồng ước đạt 45 nghìn tấn. Các trại cá giống nước ngọt trên địa bàn tỉnh đang tăng sản lượng cung ứng cá giống các loại cho người dân nuôi thả.
Ngày 3/6, Phòng NN&PTNT huyện Mỹ Tú phối hợp Chi Cục Thủy sản và Đoàn Khối các cơ quan tỉnh Sóc Trăng, tổ chức lễ phát động thả cá giống tái tạo nguồn lợi thủy sản, tại ấp Mỹ An, xã Mỹ Tú.
Ngày 2/6, Sở Tài nguyên Môi trường Cà Mau phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thả 130.000 con tôm sú, cá chẻm và cua biển xuống khu vực khu bảo tồn ven biển - khu Ramsar của thế giới, do Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau quản lý.
Giá cá tra nguyên liệu trong tháng 5/2016 tiếp tục giảm 200 đ/kg so với cùng kỳ năm trước, dao động từ 22.000 - 22.500 đ/kg. Điều này khiến diện tích nuôi cá tra trong tỉnh chưa được cải thiện nhiều.
Dịch bệnh đến sớm khiến tôm chết hàng loạt đẩy người nuôi tôm ở Thừa Thiên - Huế vào cảnh khó khăn.