2 Cty Kinh Doanh Phân Bón Bị Phạt 320 Triệu Đồng
Mỗi Cty bị phạt 160 triệu đồng vì "SX phân bón không đạt mức sai số định lượng cho phép so với mức công bố tiêu chuẩn áp dụng” và "Kinh doanh hàng hóa (phân bón) có nhãn ghi không đúng các nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa”.
UBND tỉnh Lâm Đồng vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với hai Cty kinh doanh phân bón có sản phẩm đang lưu hành trên thị trường tỉnh này là Cty TNHH Thương mại - dịch vụ - sản xuất phân bón Việt Nga (số 102/13, quốc lộ 22, ấp Chợ, xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi, TP.HCM) và Cty CP Phân bón Long Việt (lô H1, đường số 4, khu công nghiệp Hải Sơn, ấp Bình Tiền 2, xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An).
Theo đó, Cty TNHH Thương mại - dịch vụ - sản xuất phân bón Việt Nga bị phạt 160 triệu đồng vì đã “sản xuất phân bón không đạt mức sai số định lượng cho phép so với mức công bố tiêu chuẩn áp dụng”.
Với Cty CP Phân bón Long Việt, ngoài mức phạt 160 triệu đồng cho hành vi tương tự, đơn vị này còn bị phạt 2 triệu đồng vì “Kinh doanh hàng hóa (phân bón) có nhãn ghi không đúng các nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa”.
Có thể bạn quan tâm
“Hiện nay, Trung Quốc mua cả xoài chín, xoài sống, trúng tâm lý nhà vườn sợ giá tụt xuống nữa nên hái cả những trái chưa chín độn vào lô hàng bán tại vựa”...
“Đối với thị trường tiêu thụ nông sản hàng hóa hiện nay, tôi cho rằng, đây là “thời” của những sản phẩm an toàn, sản phẩm sạch. Sản phẩm chất lượng, giá cả hợp lý là tiêu chí lựa chọn của thị trường và người tiêu dùng. Bà con nông dân cần nhận thức rõ vấn đề này”- ông Lê Thành Lập, Phó Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam tỉnh An Giang, nói.
Tây Nguyên được xác định là vùng cà phê trọng điểm về diện tích trồng cũng như năng suất, sản lượng cà phê của cả nước. Tuy nhiên, trong những năm gần đây sản lượng cà phê của vùng liên tục giảm mạnh theo từng niên vụ, điều này đã ảnh hưởng không nhỏ tới người trồng cà phê nói riêng và ngành cà phê nói chung.
Ngày 21/4, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và chức vụ (PC46) Công an tỉnh Phú Yên đã lập biên bản tạm giữ phương tiện vận chuyển và 700 bao phân (tương đương 35 tấn) không đúng xuất xứ, không có hóa đơn chứng từ hợp pháp và không có chứng nhận chất lượng. Đồng thời, phối hợp với Sở NN-PTNT lấy mẫu phân để mở rộng điều tra, làm rõ hành vi sai phạm của các đối tượng.
Sau gần 1 năm trồng 3.000m2 dâu tây Nhật tại khu vực Thánh Mẫu, hộ gia đình ông Vương Đình Phi (xã viên HTX Trung Tín, Đà Lạt) đã và đang “thu hoạch rộ” mỗi ngày trên dưới 20kg, chủ yếu bán tại vườn cho khách du lịch với mức giá ổn định 250.000 đồng/kg, cao hơn gấp nhiều lần so với giá của các loại giống dâu tây khác đang trồng ở địa phương.