12 tỷ đồng cho tái canh, cải tạo giống cà phê năm 2015

Cụ thể, tổng kinh phí phân bổ toàn tỉnh là 12 tỷ đồng. Trong đó, 3 huyện có nguồn hỗ trợ nhiều nhất là Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lâm (trên 2 tỷ đồng mỗi huyện), 2 huyện Đức Trọng và Đam Rông được hỗ trợ hơn 1 tỷ đồng, các huyện, thành phố khác từ 105 đến gần 300 triệu đồng.
Về đối tượng và mức hỗ trợ, các hộ nghèo, cận nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số được hỗ trợ 80% kinh phí mua giống; các hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu hỗ trợ để thực hiện tái canh, cải tạo giống cà phê (ưu tiên các hộ sống tại vùng kinh tế-xã hội khó khăn) sẽ được hỗ trợ mức 60%.
Dưới sự chủ trì của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng, UBND các huyện, thành phố sẽ nhanh chóng triển khai thực hiện để đảm bảo đúng mục đích, đối tượng và mức hỗ trợ.
Có thể bạn quan tâm

Theo Báo cáo đề xuất Chương trình mục tiêu phát triển thủy sản bền vững giai đoạn 2016 - 2020, mục tiêu đến năm 2020, tổng sản lượng thủy sản đạt 7,0 triệu tấn (sản lượng khai thác thủy sản chiếm khoảng 65 - 70%). Giá trị XK thủy sản đạt 11 tỷ USD. Tỷ trọng thủy sản chiếm khoảng 33,3% trong GDP nông nghiệp. Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 7 - 8%/ năm. Thu nhập bình quân đầu người của lao động cao gấp 3 lần hiện nay.

Anh Dương Tấn Văn, thôn Tiên Du 1, xã Ninh Phú cho biết, nuôi tôm xen canh cua không tốn kém nhiều chi phí, mà chủ yếu là tiền mua cua giống. Sau khi thả tôm nuôi một thời gian là có thể thả xen cua giống, theo dõi chăm sóc đến cuối vụ là có cua cho thu hoạch.

Chị Phạm Ngọc Ánh, ấp Hố Gùi, xã Tam Giang Ðông, huyện Năm Căn, cho biết: “Trước đây chưa hiểu hết tầm quan trọng của việc nuôi tôm dưới tán rừng, ít chú trọng công tác trồng và bảo vệ rừng nên tôm nuôi thường xuyên bị dịch bệnh chết. Từ khi thực hiện mô hình nuôi tôm kết hợp trồng rừng, tôm nuôi cho thu hoạch cao”.

Ngư dân huyện Hòa Bình (Bạc Liêu) đang trúng đậm cua giống và cá kèo giống. Nhiều ngư dân cho biết, năm nay số lượng cá kèo giống và cua giống nhiều hơn những năm trước. Đồng thời, bà con còn bán được giá cao.

Mấy mươi năm gắn bó với nghề nuôi chim yến, mái tóc đã lấm chấm bạc, ông Mười Thiết kể lại rằng, từ những năm 1980, gia đình làm nghề thợ mộc, một số chim yến đã vào nhà ông lưu trú. Những ngày đầu ông chưa biết đó là chim yến và hiển nhiên chưa biết giá trị của tổ yến mang lại. Vì vậy, có đôi lúc ông cùng anh em làm thợ bắt những con chim lưu trú ở nhà ông để bỏ đi.