11 tháng đầu năm 2015 Ngành nông nghiệp xuất siêu 6,26 tỷ USD
Theo Bộ NN&PTNT, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản tháng 11 năm 2015 ước đạt 2,57 tỷ USD, tính chung 11 tháng giá trị xuất khẩu của ngành đạt 27,41 tỷ USD, giảm 1,9% so với cùng kỳ năm 2014.
Trong đó, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt 12,74 tỷ USD, giảm 4% so với cùng kỳ năm 2014, giảm rất mạnh ở các mặt hàng như cà phê (30,2%), cao su (15,5%).
Theo đó, khối lượng xuất khẩu cà phê 11 tháng đầu năm ước đạt 1,13 triệu tấn với tổng giá trị 2,3 tỷ USD, giảm 27,7% về khối lượng và giảm 30,2% về giá trị so cùng kỳ năm 2014.
Giá cà phê xuất khẩu bình quân 10 tháng đầu năm đạt 2.032 USD/tấn, giảm 2,6% so với năm 2014.
Đức và Hoa Kỳ tiếp tục là hai thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của Việt Nam trong 10 tháng đầu năm 2015 với thị phần lần lượt là 13,85% và 11,56%.
Giá trị xuất khẩu cà phê trong 10 tháng đầu năm ở 10 thị trường chính của Việt Nam đều giảm so với cùng kỳ năm 2014.
Đối với mặt hàng cao su, 11 tháng đầu năm xuất khẩu đạt 983 nghìn tấn, giá trị đạt 1,35 tỷ USD, tăng 3,6% về khối lượng nhưng giảm 15,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014.
Giá cao su xuất khẩu bình quân 10 tháng đầu năm đạt 1.401 USD/tấn, giảm 18,7% so với cùng kỳ năm 2014.
Hai mặt hàng chủ lực như gạo và thủy sản cũng liên tiếp giảm từ đầu năm tới nay, cụ thể, kim ngạch xuất khẩu gạo giảm 4,9% so với cùng kỳ năm 2014, giá trị xuất khẩu thủy sản tháng 11 ước đạt 593 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu 11 tháng qua đạt 6,01 tỷ USD, giảm đến 16,4% so với cùng kỳ năm 2014.
Trong số các mặt hàng nông sản xuất khẩu thì hạt điều, sắn và các sản phẩm từ sắn là hai mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng trong 11 tháng đầu năm 2015.
Theo đó, khối lượng hạt điều xuất khẩu 11 tháng đầu năm đạt 300 nghìn tấn với 2,18 tỷ USD, tăng 7,3% về khối lượng và tăng 19,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014.
Giá hạt điều xuất khẩu bình quân 10 tháng đầu năm 2015 đạt 7.269 USD/tấn, tăng 11,3% so với cùng kỳ năm 2014.
Khối lượng xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn trong 11 tháng đầu năm 2015 đạt 3,67 triệu tấn với giá trị 1,18 tỷ USD, tăng 19,3% về khối lượng và tăng 15,6% về giá trị so cùng kỳ năm 2014.
Trong 10 tháng đầu năm 2015, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu chính chiếm tới 89,14% thị phần, tăng 30,79% về khối lượng và tăng 26,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014.
Cũng theo Bộ NN & PTNT, giá trị nhập khẩu toàn ngành nông, lâm, thủy sản trong 11 tháng năm 2015 ước đạt 21,15 tỷ USD, tăng 6,9% so với năm cùng kỳ năm 2014.
Như vậy, trong 11 tháng đầu năm 2015, ngành nông nghiệp đã xuất siêu 6,26 tỷ USD.
Có thể bạn quan tâm
Chủ động tìm tòi, sáng tạo và chắt lọc những mô hình sản xuất mới lạ để có thể tạo ra các sản phẩm độc đáo thích ứng nhu cầu thị trường nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình, chính là sự năng động thường thấy đối với không ít nhà nông ở Hậu Giang ngày nay.
Vai trò không thể phủ nhận của phân hữu cơ trong sản xuất nông nghiệp là mang lại hiệu quả kinh tế cho nông dân và cây trồng, giảm bớt sự ô nhiễm môi trường, bảo vệ đất, nguồn nước, làm cho lương thực, thực phẩm được an toàn. Những ưu điểm này đã được các nhà khoa học nghiên cứu, ứng dụng để đem về sức sống cho đồng ruộng, sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững.
Phát biểu tại hội thảo, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Công Chánh cho rằng: Trong điều kiện còn nhiều khó khăn của cả nước, cùng sự tác động suy thoái kinh tế và khủng hoảng thị trường thế giới, nhưng 4 năm qua, nền kinh tế Hậu Giang vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định, tạo tiền đề quan trọng để phát triển chung cho cả giai đoạn 2011-2015.
Với những thuận lợi về hệ thống đê bao khép kín, kết hợp áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất đã thúc đẩy nền nông nghiệp ở huyện Vị Thủy đạt cả 3 mặt. Năm 2014, là năm thứ 14 huyện Vị Thủy có sản lượng lúa đạt trên 200.000 tấn/năm.
Là vùng đất thuần nông nhưng diện tích gieo cấy 2 vụ lúa của xã Trực Hùng (Trực Ninh) lại hạn chế (313,37ha). Do vậy xã đã xác định đầu tư cơ sở hạ tầng, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến nâng cao hiệu quả sản xuất trên diện tích đất canh tác là định hướng trọng tâm phát triển nông nghiệp.