Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

11.000 Tấn Xoài Đã Xuất Sang Trung Quốc

11.000 Tấn Xoài Đã Xuất Sang Trung Quốc
Ngày đăng: 02/04/2014

Tìm hiểu tường tận tình hình tại cửa khẩu Cốc Nam (Lạng Sơn), chúng tôi thấy không có gì xác thực cho thông tin xoài Trung Quốc “ngậm hóa chất” NK về nước đội lốt xoài Việt Nam mà một số báo đăng tải vài ngày trước.

Xoài được đóng gói cẩn thận trong các thùng nhựa lót bìa các-tông, xếp ngay ngắn trong các thùng xe tải trọng lượng từ 20- 30 tấn.

Theo Chi cục Hải quan cửa khẩu Cốc Nam, mặc dù xoài xuất sang Trung Quốc chủ yếu thông qua đường tiểu ngạch, nhưng doanh nghiệp xuất khẩu xoài của Việt Nam không cần chuyển hàng sang Lũng Nghịu (Trung Quốc) để giao hàng. Thương lái Trung Quốc tự đưa xe sang bãi tập kết, bốc xếp của Việt Nam và nhận hàng.

Theo phòng Nghiệp vụ, Chi cục Hải quan cửa khẩu Cốc Nam, xe chở xoài xuất qua cửa khẩu Cốc Nam bắt đầu nhộn nhịp từ ngày 20/3 với khối lượng trung bình khoảng 800 tấn/ngày. Tổng lượng xoài đã xuất sang Trung Quốc đến thời điểm này là 10.790 tấn.

“Cốc Nam là cửa khẩu hoạt động một chiều, chuyên xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Trung Quốc (không nhập khẩu), do đó tôi chắc chắn không có bất cứ lô xoài nào của Trung Quốc được nhập về Việt Nam qua cửa khẩu này từ đầu năm đến nay”, ông Phan Cảnh Thành, Phó chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu Cốc Nam khẳng định.

Trả lời câu hỏi của phóng viên rằng, liệu có tình trạng nhập lậu xoài Trung Quốc qua các đường mòn biên giới Việt – Trung gần khu vực cửa khẩu Cốc Nam, ông Thành nói: Thủ tục xuất nhập khẩu hoa quả từ Việt Nam sang Trung Quốc hoặc từ Trung Quốc sang Việt Nam rất đơn giản, nhanh chóng. Mặt khác, những giao dịch mua, bán nông sản nói chung, hay các mặt hàng hoa quả nói riêng thường được thực hiện với số lượng lớn (hàng chục tấn), vì thế trường hợp buôn lậu hoa quả theo đường mòn là rất hiếm gặp.

Trước thông tin hầu hết xoài bán tại các chợ đầu mối của Hà Nội và các tỉnh lân cận như Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình… có nguồn gốc từ Trung Quốc, rồi xoài Trung Quốc “đội lốt” hàng Việt Nam, Úc, Thái…, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan Cốc Nam Trần Văn Hùng chia sẻ: “Xoài vốn là cây nhiệt đới, chủ yếu trồng tại miền Nam Việt Nam, Thái Lan... Đây đang là thời điểm thu hoạch xoài chính vụ. Lượng xoài trong nước dồi dào, xuất sang Trung Quốc không kịp và giá cả cũng phải chăng thì cần gì phải nhập khẩu”.

Tân Thanh, Cốc Nam (hai cửa khẩu chủ chốt được phía Trung Quốc lựa chọn để xuất nhập khẩu hoa quả của Việt Nam) đều khẳng định không nhập xoài từ Trung Quốc. Vậy, những thông tin về xoài Trung Quốc “đội lốt” hàng Việt Nam cần được các cơ quan chức năng xác minh lại, tránh tình trạng nông dân trồng xoài các tỉnh phía Nam và thương nhân nước ta chịu thiệt thòi.

Ông Hùng cho biết thêm: "Xoài Trung Quốc thường to hơn rất nhiều so với xoài trong nước, ăn nhạt và kém ngon. Do đó, gian thương muốn “đội lốt” xoài nước bạn thành xoài Việt là rất khó".

Rời Cốc Nam, chúng tôi đến cửa khẩu Tân Thanh – cửa khẩu vừa xuất, vừa nhập các mặt hàng nông sản giữa Việt Nam và Trung Quốc. Những năm trước, vào thời điểm này xoài trong nước chủ yếu được xuất khẩu qua đây.

Nhưng theo bà Đặng Thị Ngân, Phó Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu Tân Thanh: “Năm nay, do lượng xe chở dưa hấu từ khu vực Nam Trung bộ ra quá nhiều gây nên tình trạng ùn tắc cả ngàn xe chở dưa. Các mặt hàng hoa quả đã được phân loại, đóng gói (thùng), và dễ dàng bốc xếp (như thanh long, khoai lang, xoài…) thường xuất qua cửa khẩu Cốc Nam để giảm tải áp lực cho cửa khẩu Tân Thanh. Do đó, từ nửa cuối tháng 3 trở lại đây, số lượng xe chở xoài xuất qua cửa khẩu Tân Thanh chỉ đếm trên đầu ngón tay, thậm chí ngày hôm nay (1/4) không có xe nào”.

Đồng quan điểm với lãnh đạo Chi cục Hải quan cửa khẩu Cốc Nam, bà Ngân cho biết: “Từ đầu năm đến nay Việt Nam không nhập khẩu lô xoài nào có nguồn gốc từ Trung Quốc qua cửa khẩu Tân Thanh. Thời điểm này, chỉ có những khu vực có khí hậu nhiệt đới mới có xoài bán. Ngay tại miền Bắc Việt Nam, xoài còn đang trong thời kỳ ra hoa đậu quả thì chắc chắn Trung Quốc (có khí hậu lạnh hơn) không thể có xoài xuất khẩu được.

Phải đến tháng 8 – 9, Trung Quốc mới có xoài bán cho Việt Nam, nhưng số lượng không nhiều, vì đây cũng là giai đoạn xoài ở miền Bắc cho thu hoạch. Thế mạnh nông sản xuất khẩu của Trung Quốc so với Việt Nam là: quýt, cam, táo, lê, chứ không phải xoài”.


Có thể bạn quan tâm

Nỗi lo cũ giữa mùa gặt mới Nỗi lo cũ giữa mùa gặt mới

Bây giờ là thời điểm nông dân trong tỉnh Quảng Ngãi rộn ràng thu hoạch lúa đông xuân. Lúa được mùa mang niềm vui đến những cánh đồng. Và vụ lúa mới lại sắp bắt đầu với bao nỗi lo không hề nhỏ…

23/04/2015
Tăng thu nhập nhờ luân canh cây trồng Tăng thu nhập nhờ luân canh cây trồng

Nhờ biết luân canh cây trồng nên gia đình ông Đỗ Thế Năng (thôn Cẩm Sơn, xã Diên Thọ, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa) có thu nhập bình quân 200 triệu đồng/năm.

23/04/2015
Trái cây Đồng Bằng Sông Cửu Long vào mùa nỗi lo giá cả thất thường Trái cây Đồng Bằng Sông Cửu Long vào mùa nỗi lo giá cả thất thường

Nông dân các tỉnh ĐBSCL đang vào mùa thu hoạch trái cây các loại. Năm nay thời tiết diễn biến phức tạp, nắng nóng gay gắt khiến nhiều vườn trái cây ra hoa, đậu trái thấp, bên cạnh đó còn là nỗi lo rớt giá khi vào thời điểm thu hoạch rộ.

23/04/2015
An Giang vào mùa thu hoạch xoài núi An Giang vào mùa thu hoạch xoài núi

Nông dân vùng núi đang thu hoạch rộ các loại xoài núi nhưng giá bán chỉ bằng phân nửa so năm trước. Ông Trần Hà Khê (ngụ ấp An Thạnh, xã Lê Trì, Tri Tôn, An Giang), vừa thu hoạch 50 gốc xoài Thanh Ca tại bến Ô Vàng (núi Dài), năng suất đạt 9 tấn, bán tại chỗ 8.500 đồng/kg, thấp hơn 8.000 đồng/kg so năm trước.

23/04/2015
Cơ hội mở cửa cho nhãn Châu Thành (Đồng Tháp) Cơ hội mở cửa cho nhãn Châu Thành (Đồng Tháp)

Trong bối cảnh nhiều sản phẩm nông nghiệp đang loay hoay tìm thị trường tiêu thụ thì thời gian gần đây, sản phẩm nhãn Idor của huyện Châu Thành (Đồng Tháp) đã thâm nhập được vào một số thị trường khó tính như: Mỹ, Anh. Sự kiện này đánh dấu một bước tiến mới đối với ngành nông nghiệp tỉnh nhà.

23/04/2015